HẠT ƯƠI LÀ GÌ
Hạt ươi còn gọi là hạt đười ươi, có nơi thì gọi lười ươi. Lúc non có nhiều lông màu hung, về sau nhẵn. Hạt có kích thước bằng ngón tay, có hình bầu dục, chiều dài từ 2.5 cm - 3.5 cm, chiều rộng từ 1.2 cm - 2.5 cm.
Thành phần hóa học của hạt ươi:
Các thành phần hóa học trong hạt ươi gồm chất gôm bassorine, 62% carbohydrate, 8.3% chất xơ, 8.4% protein. Các monosacarit cấu thành nên phần chất có trong hạt ươi gồm có 31.9% arabinose, 29.2% Glactose, 29.5 % rhamnose.
Ngoài ra còn có chứa khoảng 6.4 axit uronic, một lượng nhỏ glucose, xylose và mannose.
TÁC DỤNG CỦA HẠT ƯƠI
- Hạt đười ươi khô là một trong những bài thuốc giúp lợi tiểu, giải nhiệt rất tốt
- Chữa nóng nhiệt gây chảy máu cam ở trẻ
- Hỗ trợ điều trị những vấn đề liên quan đến xương khớp, gai cột sống
- Hạt đười ươi có tác dụng hỗ trợ trị bệnh sỏi thận, sỏi mật.
- Hạt ươi có công dụng trị mụn, làm đẹp da
CÁCH SỬ DỤNG HẠT ƯƠI
- Trước khi sử dụng nên rửa hạt ươi sơ qua rồi tiến hành cắt hai đầu của hạt
- Ngâm ngập trong nước
- Đợi hạt ươi nở to rồi lột phần vỏ bên ngoài
- Chỉ sử dụng phần nhân thịt
- Cho thêm đường phèn, hạt é (tùy vào cách ăn hạt ươi của từng người, bỏ hoặc không bỏ đều được nhé)
- Nếu dùng hạt ươi để trị mụn thì ngâm hạt ươi cho nở, trộn với cơm rồi đắp lên vết mụn nhọt
Tìm hiểu cách chế biến hạt ươi dễ làm tại nhà ở đây
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG HẠT ƯƠI
- Không nên quá lạm dụng, chỉ dùng lượng vừa phải
- Không ngâm nhiều hạt ươi một lúc rồi dùng dần, khi nào cần sử dụng thì mới ngâm.
- Không ăn hạt ươi khi chưa ngâm
- Hạt nào ít nở, có mùi vị lạ thì không nên sử dụng
- Những người mắc bệnh về tiêu hóa, ăn uống khó tiêu cũng hạn chế ăn hạt ươi