divivu logo
Bốn học thuyết truyền thông
| Chia sẻ |
Bốn học thuyết truyền thông
Cập nhật cuối lúc 15:06 ngày 03/08/2018, Đã xem 1 016 lần
  Đơn giá bán: 75 000 đ
  Model:   Bảo hành: 0 Tháng
  Tình trạng: Còn hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Cái Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 75 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I)THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Bốn học thuyết truyền thông

Tác giả: Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm

Dịch giả : Lê Ngọc Sơn  

Khổ sách: 13 x 20,5 cm

Số trang: 264 trang

Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

 

II) GIỚI THIỆU SÁCH

1) Về tác giả:

Fred S. Siebert nguyên là chủ nhiệm khoa Truyền thông, Đại học Michigan và là tác giả cuốn Tự do báo chí ở nước Anh (Freedom of the Press in England, 1476 – 1776).

Theodore Peterson laf giáo sư danh dự của Đại học lllinois, nơi ông từng là chủ nhiệm khoa Truyền thông; đồng thời ông là tác giả cuốn Tạp chí Thế kỷ Hai mươi (Magazines in the Twentieth Century).

Wilbur Schramm là Hiệu trưởng trường Báo chí, người đầu tiên thiết kế chương trình đào tạo tiến sĩ ngành truyền thông đại chúng ở Mỹ; ông sáng lập Viện Nghiên cứu Truyền thông của Đại học lllinois, cũng là nhà sáng lập Viện nghiên cứu Truyền thông của Đại học Stanford, Giám đốc Cơ quan Truyền thông Tây – Đông, Trung tâm Tây – Đông (Honolulu).

2) Về tác phẩm:

Bốn học thuyết truyền thông đã xác định các loại hình mà báo chí thế giới phương Tây có: Thuyết Độc đoán hình thành từ các thế kỉ mà chế độ độc tài về chính trị cầm quyền từ thời Plato đến Machiavelli; Thuyết Tự do hình thành từ thời Milton, Locke, Mill và thời kì Phục hưng; Thuyết Trách nhiệm Xã hội hình thành từ thời kì cải cách truyền thông và trong những nghi ngờ của triết lí thời kì Phục hưng; và Thuyết Toàn trị Xô viết hình thành trong thời kì Marx, Lenin, Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô.

Mỗi chương trong bốn chương sẽ giới thiệu về tác phẩm, phong cách và ý kiến của các tác giả. Nhóm tác giả không áp đặt bất kì một quan điểm nào lên các vấn đề được bàn luận trong những chương tiếp theo, dù có đề cập tới những kết luận của mình.

 

***

3) MỤC LỤC 

Lời nhà xuất bản                                                                

Vài lời gợi mở                                                                    

Lời mở đầu                                                                        

1 Thuyết Độc đoán                                                            

2 Thuyết Tự do                                                                 

3 Thuyết Trách nhiệm Xã hội                                             

4 Thuyết Toàn trị Xô viết                                                   

Tài liệu tham khảo 

4) Điểm nhấn 

…“Để nhìn nhận sự khác biệt của hệ thống truyền thông giữa các nước một cách toàn diện nhất, phải nhìn vào hệ thống xã hội mà chúng đang hoạt động. Để xem xét hệ thống xã hội trong mối quan hệ với báo chí, phải xem xét những niềm tin và quan niệm cơ bản của xã hội đó: đặc tính của con người, xã hội, đất nước, mối quan hệ giữa con người và đất nước đó, của tri thức và sự thật. Vì thế, những khác biệt của các hệ thống truyền thông là sự khác biệt của các hệ thống học thuyết, và cuốn sách này viết về những học thuyết và triết lí chính trị đằng sau các loại hình truyền thông ngày nay.”…

(trích Lời mở đầu, Bốn học thuyết truyền thông, Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm, Lê Ngọc Sơn dịch, NXB Tri thức, 2013).

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm