I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Nghệ thuật viết luận văn
Tác giả: Michel Beaud
Dịch giả: Nguyễn Phấn Khanh
Hiệu đính : Hà Dương Tường
Khổ sách: 13 x 20,5 cm
Số trang: 264 trang
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
NỐI BẢN
II) THÔNG SỐ SÁCH
1) Về tác giả:
Michel Beaud (sinh ngày 30 tháng 5 năm 1935) – nguyên giáo sư khoa Kinh tế tại Đại học Paris VII và đại học Paris VIII, là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng, trong đó phải kể đến cuốn sách Histoire du Capitalism - Lịch sử chủ nghĩa tư bản (Seuil, “Point”, 2000) và Le Basculement du monde – Sự đảo lộn của thế giới (La Découverte, 2000)
2) Về tác phẩm:
Lần xuất bản này, cuốn sách được xem xét lại toàn bộ, được soạn lại một cách cơ bản và nhiều phần được viết lại. Tuy nhiên, phương pháp tư duy nhằm hình thành, xây dựng và soạn thảo luận án thì không thay đổi: được chín muồi từ khi chọn đề tài đến khi hiệu chỉnh tiến trình của toàn bộ luận án, với trung tâm là “câu hỏi chính”. Câu hỏi chính là cốt yếu ở những thời điểm quan trọng - Phần đặt vấn đề I và Kế hoạch nghiên cứu, Phần đặt vấn đề II và Kế hoạch soạn thảo - cũng như trong nỗ lực dài hơi nhằm đảm bảo tính gắn kết của chứng minh qua từng phần và từng chương của luận án.
Nhưng, đối với công việc tìm tư liệu, cũng như chuẩn bị viết luận văn, máy tính và mạng internet đã trở thành một công cụ không thể thiếu và mang đến những biến đổi sâu sắc. Từ rất sớm, phải nắm rõ những tiềm năng, hạn chế và cả những cạm bẫy của các công cụ này: ngay trước khi bắt đầu việc chuẩn bị tư liệu, phải định hình được trong đầu rằng phần thư mục sẽ như thế nào; và trước khi bắt tay vào việc viết lách, tốt nhất là nên làm rõ những vấn đề liên quan đến việc lên trang, căn chỉnh, làm bảng chỉ dẫn và mục lục...
***
3) Mục lục
Lời cảm ơn
Lời nói đầu
1. Triển vọng của luận án
2. Lựa chọn đề tài và giáo viên hướng dẫn
3. Thế nào là một đề tài hay?
4. Một giáo viên hướng dẫn tốt?
5. Một luận án châu Âu?
6. Ghi danh
7. Các bước tiến hành nghiên cứu
8. Lịch làm việc
9. Sử dụng hiệu quả công cụ máy tính
10. Phác thảo đầu tiên
11. “Phần đặt vấn đề I” và Kế hoạch nghiên cứu
12. Câu hỏi chính và Kế hoạch nghiên cứu
13. Tổ chức công việc nghiên cứu
14. Nghiên cứu lí thuyết và tri thức
15. Làm thế nào để thực hiện tìm kiếm thư mục
16. Tìm các cuốn sách, bài viết, luận án, báo cáo ở đâu và như thế nào
17. Xử lí với sách và tài liệu
18. Sử dụng tốt mạng internet
19. Làm việc trên thực địa
20. Xử lí tư liệu với các phương tiện hệ thống
21. Nghiền ngẫm và chín muồi
22. Phần đặt vấn đề II và kế hoạch soạn thảo
23. Thiết lập bản kế hoạch soạn thảo (hai ví dụ)
24. Về quy tắc xử sự với giáo viên hướng dẫn và những người đọc khác
25. Chuẩn bị tài liệu cho việc soạn thảo
26. Công việc soạn thảo
27. Một vài lời khuyên rất thiết thực cho quá trình soạn thảo
28. Trích dẫn các cuốn sách, bài viết và các nguồn thông tin khác như thế nào
29. Các ghi chú ở cuối trang
30. Các phụ lục
31. Các bản đồ, bảng biểu, sơ đồ, đồ thị
32. Thư mục và các nguồn tham khảo
33. Đọc lại, các tiêu đề, những lời mở đầu, lời kết luận
34. Mục lục và các bảng biểu khác
35. Bảng chỉ mục
36. Lời cảm ơn và đề tặng
37. Những sửa chữa cuối cùng và đọc lại
38. Sản phẩm hoàn tất
39. Trước khi bảo vệ
40. Bảo vệ luận án
41. Sau khi bảo vệ
Nguồn tham khảo và thư mục
4) Điểm nhấn
“Hãy đọc cuốn sách thật chăm chú hoặc nắm bắt thật nhanh. Rồi sau đó, hãy để nó ở gần bạn. Đừng ngại khi thường xuyên cần tra cứu cuốn sách…Hãy dừng lại một chút ở những phần liên quan đến bước tiến hành mà bạn đang thực hiện và những phần nội dung giúp bạn chuẩn bị hay thực hiện công việc nghiên cứu trong những tháng tới”
(trích Lời nói đầu, Nghệ thuật viết luận văn, Michel Beaud, Nguyễn Phấn Khanh dịch, Hà Dương Tường hiệu đính, NXB Tri thức, 2013).