NỒI NẤU RƯỢU BẰNG ĐIỆN (NỒI HƠI ĐA NĂNG- NẤU GÌ CŨNG ĐƯỢC)
♦ Quy trình nấu rượu
Nguyên liệu chính được nấu, đồ chín, đánh tơi và trộn với men rượu tán thật nhỏ mịn cho đều khi nguyên liệu vẫn còn ấm. Đem ủ kín trong chỗ ấm một thời gian nhất định tùy theo thời tiết, loại nguyên liệu, loại men, vùng miền và kinh nghiệm người nấu rượu khoảng vài ngày cho sản phẩm lên men chuyển hóa tinh bột thành rượu. Sau đó cho sản phẩm đã lên men vào nồi chưng cất đun lửa đều để rượu (cồn) bay hơi. Trên miệng nồi có một ống nhỏ để dẫn hơi rượu và một phần hơi nước trong quá trình nấu ra ngoài. Ống dẫn dài và một phần lớn độ dài của ống được ngâm trong bồn nước lạnh để hơi rượu ngưng tụ thành giọt lỏng chảy vào bình/chai đựng rượu. Nếu lấy ít rượu ta sẽ được "rượu nước đầu" hay rượu bọt, có nồng độ cao nhất (thường 15 lít gạo cho được khoảng 5 lít rượu có nồng độ cao đến 64-65 độ). Tuy nhiên, hiếm khi người sản xuất rượu chỉ lấy nước đầu, thường người ta còn chế thêm nước vào nồi, khuấy kỹ và tiếp tục chưng cất cho các nước 2, nước 3, sau đó đem phối trộn với nước đầu để cho loại rượu có nồng độ vừa phải.
♦ Nấu rượu theo kiểu truyền thống
Để nấu rượu theo kiểu truyền thống bằng than đá hoặc củi, người nấu rượu cần trang bị các công cụ sau:
- Nồi đồ rượu
- Nồi nấu cơm rượu
- Ruột gà (hệ thống làm lạnh để ngưng tụ hơi rượu)
- Xong chậu, can rượu để đựng
- Xây bếp than, bể nước.
♦ Nấu rượu bằng nồi hơi điện đa năng Thành Lan
- Nồi hơi đa năng (đồ rượu, nấu cơm)
- Ruột gà
- Can đựng rượu
♦ Tại sao lại lựa chọn nồi hơi điện đa năng Thành Lan?
Với cách nấu truyền thống bằng than củi sẽ có rất nhiều hạn chế như:
- Đầu tư mua nhiều loại nồi khác nhau
- Nấu bằng than củi bụi bặm, bẩn và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình.
- Tốn diện tích, và xây cố định một chỗ, mỗi lần thay đổi là phải xây lại gây tốn kém.
- Tốn công sức để canh chừng rượu, thay than cần có nhiều người để bê nồi, nguy hiểm nếu không cẩn thận làm đổ nồi. Mỗi lần đổ bỗng rượu cũng cần có người bưng bê.
- Điều chỉnh nhiệt khó khăn, nên rất dễ xảy ra hiện tượng cháy, khê rượu dẫn đến rượu không được thơm ngon nữa. Nhiều lần khê cháy sẽ làm cho đít nồi bị hỏng.
- Mỗi mẻ chưng cất rượu chỉ từ 30, 40 lít.
Nhưng nếu sử dụng nồi hơi điện đa năng Thành Lan sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Quý khách hàng:
- Nồi này nấu gì cũng được: Nấu cơm rượu, chưng cất rượu, nấu bánh trưng, hấp,.. All in one.
- Nấu bằng điện 3 pha vừa tiết kiệm, sạch sẽ, không gây ô nhiễm.
- Bạn không phải xây bếp than, bể nước (có thể sử dụng thùng phi nhựa để làm bể mát di động). Như vậy bạn có thể di chuyển bất cứ chỗ nào, và không tốn nhiều diện tích.
- Nồi sử dụng 3 mai xo điện nên để điều chỉnh nhiệt chỉ cần tắt bớt mai xo bằng hệ thống công tắc điện.
- Do nấu bằng hơi nên không bao giờ xảy ra hiện tượng khê cháy rượu.
- Với hệ thống này thì kể cả người già một mình cũng có thể tự nấu được mà không vất vả gì.
- Mỗi lần đổ bỗng rượu ra là chúng ta chỉ cần vặn van đổ bỗng ở đáy nồi.
- Một mẻ có thể nấu từ 100 đến 500 lít (tùy vào loại nồi mà Quý khách đặt kích cỡ).
- Không phải lúc nào cũng kè kè để trông chừng. Trong quá trình nấu vẫn làm việc khác, hẹn giờ quay vào để thay can đựng rượu mới.
- An toàn với hệ thống ngắt điện.
♦ Cấu tạo của nồi hơi điện đa năng Thành Lan
- Ruột nồi bằng đồng đỏ hoặc inox sus304
- Bọc bên ngoài ruột đồng là inox sus304 để chứa nước và mai xo điện
- Lớp bông thủy tinh cách nhiệt rất tốt.
- Ngoài cùng được bọc lớp vỏ inox.
- 3 mai xo điện, van xả, van điều áp
- Các khay để nấu cơm rượu
- Nắp đậy nồi bằng inox sus 304
Video giới thiệu sản phẩm:
Video hướng dẫn cách nấu cơm, nấu rượu tiết kiệm điện bằng nồi hơi điện đa năng Thành Lan
Hoặc quý khách có thể tham khảo bài viết hướng dẫn sử dụng bằng cách click vào đây ((O))
Lưu ý:Chúng tôi nhận làm theo yêu cầu của Quý khách hàng, còn thông thường chúng tôi có sẵn các loại nồi từ 100 đến 200 lít.
Nên sử dụng chất liệu bằng đồng cho ruột nồi để rượu ngon và thơm hơn.