divivu logo
Minh triết – Giá trị văn hóa đang phục hưng
| Chia sẻ |
Minh triết – Giá trị văn hóa đang phục hưng
Cập nhật cuối lúc 14:55 ngày 03/08/2018, Đã xem 897 lần
  Đơn giá bán: 60 000 đ
  Model:   Bảo hành: 255 Tháng
  Tình trạng: Còn hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 60 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I) THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Minh triết – Giá trị văn hóa đang phục hưng

Tác giả: Nhiều tác giả

Khổ sách: 13 x 20,5 cm

Số trang: 248 trang

Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

 

II) GIỚI THIỆU SÁCH

1) Tác phẩm

Đây là công trình tập thể của nhiều tác giả bàn về khái niệm minh triết.Hai chữ minh triết đã xuất hiện từ lâu ở phương Đông, cũng như ở phương Tây.Ở phương Đông, minh triết đã được nói đến trong Kinh Thi, một tác phẩm thi ca cổ điển, ra đời đã hơn hai ngàn năm nay. Còn ở phương Tây, từ khởi nguồn của văn minh Hy Lạp - La Mã đã có chữ philosophia, mà phylo có nghĩa là tình yêu, còn sophia, là “Minh triết”. 

Minh triết là một phạm trù văn hóa vừa xưa cũ lại rất mới mẻ. Các giáo sư, tiến sĩ: Phan Huy Lê, Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Trọng Chuẩn, Trần Ngọc Hiên, Phan Văn Các, Tô Duy Hợp, trong Hội đồng phê duyệt Đề tài nghiên cứu “Minh triết”, đã cho rằng: “Đây là một đề tài rất mới mẻ”. Quả thực, ở nước ta, dẫu phạm trù này xuất hiện đã “ngàn năm”, nhưng việc nghiên cứu hiện nay cũng chỉ là sơ khởi.

Trung tâm Minh triết khi thành lập đã đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu: “Minh triết như là phần tinh hoa trong tài sản tư tưởng và văn hóa của nhân loại, đặc biệt là của phương Đông và Việt Nam chúng ta. Những giá trị minh triết của Việt Nam, được hình thành qua tiến trình văn hóa - lịch sử hàng ngàn năm, rất phong phú, sâu sắc.Nó chính là sợi chỉ đỏ, là cốt lõi, là chất tủy của văn hóa Việt.”(Đề cương nghiên cứu “Minh triết trong tiến trình lịch sử - văn hóa Việt Nam”).Như vậy, việc hàng đầu là phải nghiên cứu để có nhận thức về khái niệm, về phạm trù “Minh triết”.Câu hỏi được đặt ra - Minh triết là gì?Hai chữ minh triết ngày càng được sử dụng nhiều, trong suy tư, trong những cuộc trò chuyện học thuật, trên những trang chữ. Nhiều cuộc thảo luận nhỏ, những cuộc hội thảo ở Hà Nội, ở Huế, ở Sài Gòn đã được tổ chức để trả lời câu hỏi trên. Cũng không phải ngẫu nhiên mà cách đây ít lâu, Đại học Chicago (Mỹ) đã công bố một dự án nghiên cứu định nghĩa minh triết với kinh phí cả triệu đô la.

Cuốn sách nhỏ này sẽ góp những kiến giải về sự tìm tòi nghĩa của hai chữ vừa xưa cũ vừa mới mẻ ấy, trong một loạt những tham luận, mà chúng tôi đã chọn lựa từ các cuộc hội thảo bàn về minh triết.

 

2) Mục lục

Lời nói đầu                                                                   

Minh triết, giá trị văn hóa nhân loại đang phục sinh          

Nguyễn Khắc Mai

Luận bàn về những vấn đề minh triết                              

Hoàng Ngọc Hiến

“Minh triết”,  “Minh triết Việt” như tôi hiểu                         

Trần Nghĩa

Góp tìm định nghĩa minh triết                                         

GS. TS. Tô Duy Hợp

Từ “Ký minh thả triết dĩ bảo kỳ thân” trong Kinh Thi,    suy nghĩ thêm về vấn đề minh triết 

Lê Nguyên Cẩn

Minh triết và hạ tầng tư duy                                           

Giáp Văn Dương

Minh triết và phát triển                                                   

Lê Thanh Hải

Minh triết dân gian và bác học                                       

Nguyễn Hữu Sơn

Đâu là nền văn minh đích thực?                                      

Phạm Việt Hưng

Mấy suy nghĩ về khái niệm minh triết - mê lầm triết          

PGS. Bùi Thanh Quất

Góp tìm tư tưởng minh triết Việt Nam qua tư liệu thành văn        

Chương Thâu

Minh triết Việt định hướng cho việc phát triển đất nước   

Vũ Khánh Thành

Minh triết và chính trị                                                      

Nguyễn Sơn Hà

Minh triết trong cái nhìn tương quan với triết lý và triết học         

Nguyễn Khắc Mai

 

 

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm