divivu logo
Cái giá của sự bất bình đẳng
| Chia sẻ |
Cái giá của sự bất bình đẳng
Cập nhật cuối lúc 10:35 ngày 19/07/2021, Đã xem 607 lần
  Đơn giá bán: 245 000 đ
  Model:   Bảo hành: 255 Tháng
  Tình trạng: Còn hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Cái Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 245 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I. THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Cái giá của sự bất bình đẳng 

Tác giả: Joseph E. Stiglitz

Dịch giả: Hoàng Yên

Số trang:  600 trang 

Khổ sách: 16x24 cm

Loại sách: bìa mềm, tay gập

Giá bìa: 245.000 VNĐ

 

II. GIỚI THIỆU SÁCH

Sự đón nhận của độc giả đối với cuốn sách Cái giá của sự bất bình đẳng cho thấy tác phẩm đã đánh trúng tâm lí của người đọc. Không chỉ tại Mĩ mà khắp nơi trên thế giới, con người càng lúc càng lo ngại trước tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng còn cơ hội ngày càng hạn chế, và những thay đổi mà hai xu hướng \'sinh đôi\' này tạo ra đối với nền kinh tế, chính trị, dân chủ và xã hội của chúng ta...

Trong phần Lời nói đầu của ấn bản bìa mềm này, tôi muốn chia sẻ một vài khoảnh khắc đặc biệt từ những thảo luận về đề tài bất bình đẳng đó, cung cấp một số dữ liệu mới giúp củng cố kết luận ban đầu của tôi, và xem xét những thay đổi khác trong nền chính trị và kinh tế. 

“Cuốn sách mới của Joseph E. Stiglitz, Cái giá của sự bất bình đẳng, là một phản đề toàn diện duy nhất phản bác lại cả Chủ nghĩa tân tự do của phe dân chủ và các Học thuyết về nền kinh tế tự vận hành của phe cộng hòa. Trong khi những nhà kinh tế học có uy tín từ phe trung tả đến trung hữu đều coi thực tế ảm đạm hiện nay là hệ quả của những tiến trình có vẻ như không thể ngăn chặn được - toàn cầu hóa và tin học hóa, một tổ hợp tự sao chép được tạo dựng dựa trên cuộc cạnh tranh “trọng dụng nhân tài”, sự sụp đổ do vỡ nợ năm 2008 - thì Stiglitz đứng ngoài cuộc, bác bỏ một cách đầy thách thức những quan điểm về sự tất yếu đó. Tác giả cố gắng thay đổi đề tài của cuộc tranh luận”.

{Thomas B. Edsall, New York Times Book Review}

“Trong Cái giá của sự bất bình đẳng, Joseph E. Stiglitz mô tả một cách sống động quyền lực tràn lan và lòng tham vô đáy đang đào mồ chôn cho giấc mơ nước Mĩ như thế nào... Xuyên suốt cuốn sách, Stiglitz bác bỏ một cách bài bản và sôi nổi (gần như vui mừng) những quan niệm sai lầm được dùng làm luận cứ cho “chủ nghĩa tôn sùng thâm hụt” và nguyên tắc khổ hạnh... Cái giá của sự bất bình đẳng là một lời kêu gọi khẩn thiết phải thực hiện theo những gì mà Alexis de Tocqueville gọi là ‘tư lợi được hiểu một cách đúng đắn’”.

{Yvonne Roberts, Guardian (UK)}

 III. TÁC GIẢ 

Joseph E. Stiglitz nhận giải Noel Kinh tế năm 2001 và giải John Bates Clark năm 1979. Là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất như Freefall, Globalization and Its Discontent, Making Globalization Work, và The Three Trillion Dollar War (Linda Bilmes là đồng tác giả). Ông giảng dạy tại Đại học Columbia và sinh sống tại thành phố New York.

IV. MỤC LỤC 

Lời nói đầu ấn bản bìa mềm    

“Tranh luận“ về sự bất bình đẳng  

Quan điểm toàn cầu  

Một số nhận xét 

Lời nói đầu  

Nhận xét kết luận  

Lời cảm ơn  

Chương 1: Vấn đề 1% của nước Mĩ  

Nước dâng nhưng không phải tất cả thuyền đều dâng  

Cuộc Đại suy thoái khiến những người nghèo càng nghèo hơn  

Cơ hội 

Xem xét kĩ hơn tầng lớp thượng lưu: Giành phần bánh lớn hơn  

So sánh quốc tế  

Nhận xét kết luận  

Chương 2: Hành vi trục lợi và nguyên nhân gây bất bình đẳng xã hội  

Các nguyên tắc chung  

Hành vi trục lợi 

Chương 3: Thị trường và Bất bình đẳng   

Quy luật cung cầu  

Toàn cầu hóa  

Bên cạnh các tác nhân thị trường: những thay đổi trong xã hội 

Vai trò của Chính phủ trong việc tái phân phối 

Bức tranh toàn cảnh  

Chương 4: Tại sao vấn đề này lại quan trọng?  

Bất ổn và sản lượng  

Bất bình đẳng cao khiến nền kinh tế kém hiệu quả và giảm năng suất 

Sự đánh đổi giữa bất bình đẳng và hiệu suất 

Nhận xét kết luận  

Chương 5: Một nền dân chủ gặp nguy hiểm     

Quy trình chính trị dân chủ đang dần suy yếu  

Toàn cầu hóa, sự bất bình đẳng, và nền dân chủ  

Nhận xét kết luận 

Chương 6: Năm 1984 đang đến với nước Mĩ

Một số kiến thức cơ bản của tâm lí học và kinh tế học hiện đại 

Vũ khí chiến tranh 

Cuộc đấu tranh về chính sách và cuộc đấu tranh về nhận thức  

Cuộc đấu tranh về những tư tưởng lớn:
Chính phủ và khiếm khuyết thị trường  

Thắng lợi trong cuộc đấu tranh về tư tưởng  

Nhận xét kết luận 

Chương 7: Công lí cho mọi người?
Sự bất bình đẳng đang hủy hoại nền pháp quyền [The Rule of Law]  

Tại sao chúng ta cần một nền pháp quyền  

Cho vay cắt cổ  

Luật phá sản 

Khủng hoảng thế chấp và việc thực thi pháp quyền  

Thực tế và pháp lí 

Nhận xét kết luận 

Chương 8: Cuộc chiến ngân sách   

Lịch sử thâm hụt 

Một mũi tên trúng ba đích  

Biến tròn thành vuông:Kích thích nền kinh tế trong thời kì thâm hụt ngân sách và cầu giảm

Phơi bày chương trình chống thâm hụt: Giữ nguyên và mở rộng tình trạng bất bình đẳng  

Những ảo tưởng [myths]  

Chính sách thắt lưng buộc bụng  

Nhận xét kết luận 

Chương 9: Chính sách kinh tế vĩ mô và một ngân hàng trung ươngcủa và vì nhóm 1%     

Các chính sách kinh tế vĩ mô và tiền tệ hiện đại có ảnh hưởng đến nhóm 99% như thế nào?  

Hướng đến một ngân hàng trung ương dân chủ hơn  

Chính sách tiền tệ và cuộc chiến tư tưởng  

Nhận xét kết luận  

Chương 10: Con đường phía trước: Một thế giới khác không xa vời  

Chương trình cải cách kinh tế  

Giúp đỡ những người khác 

Những vấn đề trước mắt 

Chương trình cải cách chính trị 

Liệu có còn hi vọng? 

Chỉ mục  

 

 

 

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm