divivu logo
Tiến hóa - Tự nhiên hay do Đấng Tạo hóa
| Chia sẻ |
Tiến hóa - Tự nhiên hay do Đấng Tạo hóa
Cập nhật cuối lúc 12:25 ngày 12/03/2021, Đã xem 715 lần
  Đơn giá bán: 98 000 đ
  Model:   Bảo hành: 255 Tháng
  Tình trạng: Còn hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Cái Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 98 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I. THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Tiến hóa - Tự nhiên hay do Đấng Tạo hóa 

Tác giả: Đinh Việt Hào, Đặng Hữu Hưng, Nguyễn Nguyên Hy, Hoàng Tiến Lực, Ngụy Hữu Tâm 

Số trang:  326 trang

Khổ sách: 16x24 cm

Loại sách: bìa mềm, có tay gập

Giá bìa: 98.000 VNĐ

 

II. GIỚI THIỆU SÁCH

1) Tác phẩm 

Chúng ta thường lạc quan cho rằng Cuộc sống và Thế giới này đang tiến hóa; Ngược lại, nhiều người lại mang nặng tâm trạng bi quan, thấy rằng thoái hóa là xu thế chủ yếu của cuộc đời này. Quý vị độc giả đang cầm cuốn sách này trên tay ắt sẵn lòng chia sẻ cả hai tâm trạng ấy, nhưng ta phải lí giải vì sao mọi người, một số người rất đông đảo xung quanh chúng ta, dù vui hay buồn, đều mong mỏi con cháu mình sẽ có tương lai tốt đẹp. Các bậc cha mẹ sinh thành chúng ta cũng từng mong muốn như vậy. Cuộc đời này “sông có khúc, người có lúc”, dẫu có trở ngại nhất thời, thì cuối cùng đều phải “sáng sủa hơn”. Người tin Phật cho rằng sống lương thiện, làm việc thiện, thì để phúc đức cho con cháu và kiếp sau sẽ tốt hơn. Người tin Chúa thì nguyện tâm bác ái, vị tha, tránh mọi cám dỗ của Sa-tăng, có chết cũng sẽ được lên Nước Trời. Những người duy vật quan niệm vũ trụ này tiến hóa hay thoái hóa đều là do tự nhiên thì nghĩ đương nhiên “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng”, và khoa học kĩ thuật sẽ đổi mới và nâng cao chất lượng cuộc sống mọi người. Chúng ta đang sống trong thời đại tầm nhìn tiến hóa là niềm tin chủ đạo, thoái hóa chỉ là tạm thời.

Nền tảng của niềm tin vào tiến hóa bắt nguồn từ xa xưa và là những “vấn đề tư tưởng” cốt lõi gây tranh cãi liên miên đến tận ngày nay. Không chỉ tranh cãi, loài người từ xưa đến nay đã, đang, và sẽ còn “tranh đấu”, kể cả bằng bạo lực, để bảo vệ “ý thức hệ tư tưởng” của mình. 

...

Nhưng vấn đề “Sự sống (trên Trái Đất) tiến hóa ra sao” thì vẫn đầy tranh cãi, cả trong sinh học, xã hội học, và các khoa học tự nhiên, triết học và khoa học nhận thức. Chúng ta phải trở lại với chặng đường lịch sử “Các lí thuyết về tiến hóa của Tự nhiên và Xã hội” trình bày cuộc tranh đấu trực diện giữa hai thế giới quan Sáng thế và Duy Tự nhiên trên những chủ thuyết tiến hóa thế kỉ XIX và XX… tự nó là những bài học sâu sắc và có ý nghĩa thời sự đối với cuộc sống hiện đại.

Chúng tôi hi vọng cuốn sách không gây chia rẽ giữa các tầm nhìn đối nghịch về ý thức hệ, mà sẽ giúp bạn đọc chia sẻ cùng chúng tôi sự cầu thị chân thành nhất trên tinh thần khoa học khách quan, để tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa những người có “xuất phát điểm” và “phương pháp luận” tiếp nhận tri thức mới chưa hoàn toàn thống nhất với nhau.

 
 
  2) Mục lục

Lời nói đầu 

Phần 1

LOGIC HÌNH THÀNH VÀ BÁC BỎ CÁC ĐẤNG THƯỢNG ĐẾ

1.1. Thánh thần - sản phẩm trí tưởng tượng và tín ngưỡng của người Cổ đại 

1.1.1. Trí tò mò tìm hiểu thế giới 

1.1.2. Trí tưởng tượng và tín ngưỡng 

1.1.3. Thượng đế - Vị Thần thủ lĩnh tối cao 

1.1.4. Vai trò bị đảo lộn giữa Thượng đế và Con người 

1.1.5. Trật tự xã hội làm mẫu cho trật tự giới thần linh và giới tự nhiên 

1.2. Tinh thần duy lí Hi Lạp cổ đại - mọi thứ phải chứng minh! 

1.2.1. Nền dân chủ-bình dân Hi Lạp cổ đại và phép chứng minh logic 

1.2.2. Nguyên lí lớn (Logos) và Quy luật tự nhiên (Nature) 

1.3. Thượng đế - công cụ giải thích thế giới của Aristotle 

1.3.1. Aristote và Nguyên nhân mục tiêu của tiến hóa 

1.3.2. Aristotle chứng minh “Định lí Tồn tại của Thượng đế” 

1.3.3. Chúa Trời - Đấng Bảo trợ của dân Do Thái 

1.3.4. Con Thiên Chúa - Đức Chúa Nhân hình - Đấng Cứu chuộc 

1.4. Thượng đế thành Đấng Sáng thế hoàn vũ toàn năng 

1.4.1. Đạo Thiên Chúa và Hoàng Đế La Mã 

1.4.2. Công cuộc “dung hòa” thế giới quan Aristotle với Giáo lí Nhà thờ-De Fide 

1.4.3. Lịch sử tiến hóa các quan niệm về Thượng đế và Tiến hóa 

1.4.4. Thân phận người, hai con đường: thoái hóa và tiến hóa 

1.4.5. Tri thức là Ân sủng của Chúa Trời 

1.5. Logic học bác bỏ Thượng đế - mục đích tối hậu (cứu cánh) 

1.5.1. “Chúng ta không biết và chúng ta sẽ không biết” 

1.5.2. Hệ Hình thức và Chương trình của Hilbert 

1.5.3. Định lí Bất toàn của Gödel 

1.5.4. Định lí Bất khả quyết định của Alfred Tarski 

1.5.5. Máy Turing và Sự cố dừng - Hệ hình thức và giới hạn của nó 

1.5.6. Hai triết gia cùng ở trong con người Ludwig Wittgenstein 

1.5.7. Vũ trụ này là Bất toàn... nếu thiếu “ý niệm về Thiên Chúa” - Một Định lí mới về “sự tồn tại của Thiên Chúa” 

1.5.8. “Thưa, trong Cơ học Thiên thể của thần không cần có Chúa” 

Phần 2 

PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VŨ TRỤ VÀ SINH GIỚI

2.1. Vũ trụ sinh ra từ chân không - một hư không đầy tiềm năng sáng tạo 

2.1.1. Vũ trụ - vật chất và chân không 

2.1.2. Chân không hay Hư không có tiềm năng? 

2.2. Sáng thế và hủy diệt - hai mặt của một tồn tại hiện hữu 

2.2.1. Phép màu? 

2.2.2. Siêu nhiên hay Tự nhiên? 

2.2.3. Lựa chọn Thượng đế? Hay Tự nhiên? Hoặc không gì hết? Hoặc chọn tất cả? 

2.3. Những lược sử và các lựa chọn 

2.3.1. Lược sử hình thành và phát triển của Vũ trụ, Trái Đất và Sinh giới 

2.4. Sự sống sớm trên Trái Đất 

2.4.1. Khoa Sinh địa tầng học

2.4.2. Trật tự các Sinh địa tầng và Đa dạng Sinh học trên Trái Đất 

2.4.3. Trình độ Đa dạng và Phức tạp sinh học 

2.5. Tổng kiểm kê các chủng loài sinh vật hiện diện trên Trái Đất qua các thời đại sinh-địa chất học 

2.5.1. Phân loại loài theo các niên đại, các phương pháp lấy mẫu và phân tích 

2.5.2. Lấy mẫu thống kê 

2.6. Tiêu vong và tuyệt chủng các loài 

2.6.1. Tuyệt chủng bình thường và tuyệt chủng hàng loạt 

2.6.2. Khả năng tuyệt chủng của bản thân loài Homo S. Sapiens 

Phần 3

CON NGƯỜI - HIỆN SINH TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT LÀ ĐẤNG TẠO HÓA CỦA CHÍNH MÌNH

3.1. Nguồn gốc sinh học của loài người 

3.1.1. Quá trình Vượn biến thành Người 

3.1.2. Tư thế đứng thẳng (rời rừng rậm xuống đồng cỏ savan) giải phóng đôi tay, bàn tay ngày càng phải biết làm nhiều việc 

3.1.3. Tập tính sống bầy đàn 

3.1.4. Ăn thịt chín giúp não phát triển có tính bùng nổ 

3.1.5. Tập tính “sinh non”, chọn vợ chọn chồng và quan hệ giao phối hướng đến trách nhiệm của cả cha lẫn mẹ 

3.1.6. Sinh hoạt có tính xã hội phong phú 

3.2. Sống là quá trình nhận thức - nguồn gốc của ý thức 

3.2.1. Lí thuyết Santiago về Nhận thức và ý thức 

3.2.2. Hình thành ý thức 

3.3. Con người tự siêu việt hóa mình 

3.3.1. Trạng thái Tín ngưỡng siêu việt của con người 

3.3.2. Năng lực suy lí làm siêu việt hóa con người 

3.4. Loài người vươn tới sự vĩnh cửu 

3.4.1. Ngôn ngữ gắn kết con người với nhân loại 

3.4.2. Gửi niềm tin vào Linh hồn bất tử 

3.5. Đi tìm nguồn gốc sự sống: Đấng tạo hóa hay do tiến hóa tự nhiên 

3.5.1. Hai thuyết nguồn gốc sự sống Biogenesis và Abiogenesis 

3.5.2. Cuộc đấu tranh ý thức hệ về nguồn gốc sự sống 

3.5.3. Cuộc tìm kiếm “gốc phi-sinh” trong phòng thí nghiệm 

3.5.4. Sự sống nhân tạo: Sự sống ướt, sự sống mềm và sự sống cứng (robot nano thông minh “sống”) 

Phần 4

CÁC LÍ THUYẾT VỀ TIẾN HÓA CỦA TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

4.1. Các mô hình - cơ chế tiến hóa trở thành các lí thuyết 

4.1.1. Các động lực tiến hóa các loài của Lamarck 

4.1.2. Mô hình - cơ chế tiến hóa các loài theo Darwin 

4.2. Từ học thuyết biến thành chủ nghĩa giáo điều Darwinism 

4.2.1. Hoàn cảnh lịch sử 

4.2.2. Chủ nghĩa Darwin thoái hóa thành thứ giáo điều ý thức hệ 

Kết luận 

Index                                                              

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm