divivu logo
Lời người Mandi hiện đại – Người yêu tiếng Việt trọn đời
| Chia sẻ |
Lời người Mandi hiện đại – Người yêu tiếng Việt trọn đời
Cập nhật cuối lúc 17:24 ngày 10/10/2018, Đã xem 538 lần
  Đơn giá bán: 50 000 đ
  Model:   Bảo hành: 255 Tháng
  Tình trạng: Còn hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 50 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I. THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Lời người Mandi hiện đại – Người yêu tiếng Việt trọn đời ­­

Tác giả: Nguyễn Văn Vĩnh

Biên soạn: Nguyễn Lân Bình

Số trang:  172 trang

Khổ sách: 13 x 20,5 cm

Loại sách: bìa mềm

Giá bìa: 50.000 VNĐ

Nhà xuất bản Tri thức: 2018

II. GIỚI THIỆU SÁCH

1.Tác giả

Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936), quê gốc Hà Đông, là trí thức tân học, nhà báo, nhà văn tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỷ XX.  Với 30 năm lao động và sáng tạo (1906-1936), Nguyễn Văn Vĩnh đã để lại một khối lượng khổng lồ các di cảo, các bản dịch, bút tích liên quan đến việc xây dựng một nền văn học mới, nền văn học chữ Quốc ngữ.

2. Trích Lời người biên soạn

Người yêu tiếng Việt trọn đời là cuốn sách tiếp nối cuốn Phong tục thiết chế của người An Nam, được phát hành năm 2013, nằm trong bộ sách dự kiến 14 tập LỜI NGƯỜI MAN DI HIỆN ĐẠI, tập hợp các bài viết tiêu biểu của học giả Nguyễn Văn Vĩnh trong suốt 30 năm làm báo (1907-1936).

Trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến sự nghiệp văn hóa có quy mô hiếm thấy nhằm nâng cao dân trí và cải cách xã hội của ông, dù ở bất kì góc độ nào cũng thể hiện một nguồn tri thức mang tính hạt nhân. Có thể thấy, trong suốt sự nghiệp cầm bút, vấn đề chữ viết tiếng Việt mà ông quan tâm đã để lại dấu ấn quan trọng đặc biệt.

Như đã biết, chữ Quốc ngữ (văn tự tiếng Việt) được hình thành gần 4 thế kỉ kể từ khi những nhà truyền giáo phương Tây đặt chân lên nước ta. Tuy nhiên, trước khi có chữ Quốc ngữ, trong suốt gần 10 thế kỉ, bộ máy cai trị phong kiến nước ta đã sử dụng chữ Hán trong lĩnh vực quản lí xã hội. Nhưng thật lạ, thứ chữ đó đã không thể trở thành văn tự chính thức của dân tộc. Bằng chứng cho thực tế này là việc các trí thức yêu nước, có tư tưởng tiến bộ khắp trong Nam, ngoài Bắc đã gồng mình tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc về văn hóa đối với Trung Hoa bằng cách sáng tạo ra chữ Nôm - một thứ chữ dựa trên chất liệu là chữ Hán. Đó cũng là con đường thể hiện tính độc lập của một dân tộc. Đáng tiếc, trong quá khứ dù họ đã hết sức cố gắng, song chữ Nôm vẫn không hội tụ đủ những yếu tố thiết yếu để có thể trở thành thứ chữ viết chính thức - một nhân tố thiêng liêng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc, quốc gia.

Đã và sẽ có nhiều nghiên cứu, nhận định và đánh giá của các chuyên gia ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu văn hóa và lịch sử về thứ chữ mà nay được gọi là Quốc ngữ. Song người Việt Nam không thể quên, rằng từng có những quan điểm của những nhóm người, những thế lực, vào những giai đoạn lịch sử khác nhau, muốn hạ thấp, thậm chí là loại bỏ vai trò của thứ chữ viết dùng mẫu tự chữ cái La Tinh này, hòng phục vụ cho những mục đích lâu dài khác nhau liên quan đến mưu đồ thôn tính, cai trị dân tộc Việt. 

3. Mục lục

Lời người biên soạn  7

Thư Nguyễn Văn Vĩnh viết từ Mác Xây (Marseille) năm 1906, gửi Phạm Duy Tốn  17

Người An-Nam nên viết chữ An-Nam
(Đăng Cổ Tùng Báo, ra ngày 28/3/1907) 

Hội-dịch-sách Bắc-kỳ
(Đăng Cổ Tùng Báo, ra ngày 25/7/1907) 

Hội dịch sách
(Đăng Cổ Tùng Báo, ra ngày 8/8/1907) 

Diễn văn  

Tư tưởng Nam-kỳ
(Đăng Cổ Tùng Báo, ra ngày 29/8/1907) 

Tam Quốc Chí - Diễn Nghĩa
Hà Nội - Imprimerie - Express 1909  

Văn-Chương An-Nam
(Đông Dương tạp chí, số 9 năm 1913) 

Công-luận
(Đông Dương tạp chí, số 7 năm 1913) 

Công luận
(Đông Dương tạp chí, số 10 năm 1913) 

Chữ quốc ngữ
(Đông Dương tạp chí, số 33 năm 1913) 

Chữ-Nho, nên để hay là nên bỏ
(Đông Dương tạp chí, số 31 ra ngày 22/12/1913) 

Tiếng An-Nam
(Đông Dương tạp chí, số 40 ra ngày 19/2/1914) 

Chữ quốc ngữ
(Đông Dương tạp chí, số 51 ngày 7/5/1914) 

Cách viết chữ quốc-ngữ
(Đông Dương tạp chí, số 82 năm 1914) 

Để có được bộ từ vựng đồng nhất dùng cho báo chí bản xứ (L’Annam Nouveau, số 100 ra ngày 10/1/1932) 

Chữ Quốc ngữ đổi mới
(L’Annam Nouveau
từ số 115 ra ngày 6/3/1932 đến số 118 ra ngày 16/3/1932) 

Một số những lưu ý khi học tiếng An Nam
(L’Annam Nouveau, số 146 ra ngày 24/6/1932) 

Chính tả trong chữ Quốc ngữ
(L’Annam Nouveau, số 173 và 174 ra ngày 25, 29/9/1932) 

Chính tả trong chữ Quốc ngữ
(L’Annam Nouveau, số 465 ra ngày 28/7/1935) 

Tiếng Pháp - Tiếng để tranh luận
(L’Annam Nouveau, Số 466 ngày 4/7/1935) 

4. Điểm nhấn

Nhìn lại những nỗ lực của các trí thức yêu nước, có tư tưởng tiến bộ nói chung và Nguyễn Văn Vĩnh nói riêng trong việc quảng bá, nói lên tính tiện lợi của thứ chữ viết tiếng Việt được La Tinh hóa, trong bối cảnh một xã hội cực kì lạc hậu như Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ 20, người đọc sẽ cảm nhận được sự say mê, tinh thần húy tâm, và ý chí kiên cường của một Nguyễn Văn Vĩnh, đã tiên phong đứng trong nhóm người ít ỏi, chứng minh tính ưu việt của chữ Quốc ngữ trước một thứ chữ đã được sử dụng nhiều thế kỉ là Hán văn, và một thứ chữ được coi là dành cho các bậc “vương tôn công tử” là Pháp văn, nhằm đưa chữ Quốc ngữ lên vị trí độc tôn, và trở thành Quốc tự. 

(Lời người Mandi hiện đại – Người yêu tiếng Việt trọn đời, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Lân Bình biên soạn, Nhà xuất bản Tri thức 2018)

 

 

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm