I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Hướng dẫn tối ưu hóa chuỗi cung ứng
Tác giả: Jay Fortenberry
Dịch giả: Bùi Hương Quỳnh
Số trang: 244 trang
Khổ sách: 16 x 24 cm
Loại sách: bìa mềm
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1.Tác giả
Jay Fortenberry là một chuyên gia chu kỳ tiền mặt, giảng viên, cố vấn và là tác giả với một sự nghiệp rộng lớn như một nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng được Quốc tế công nhận.
Ông hiện đang dạy các khóa học về quản lý chuỗi cung ứng, Hoạt động và quản lý hậu cần tại Đại học Portland, Mỹ.
Ông đang điều hành một công ty tư vấn với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu thế giới. Gần đây Jay đã viết một cuốn sách và một White page về quản lý chuỗi cung ứng dựa trên sự nghiệp kéo dài hàng thập kỷ của mình với các công ty bao gồm Honeywell, Toyota va John Deere. Ông chịu trách nhiệm thiết kế và vận hành các mạng lưới toàn cầu phục vụ 86 cơ sở phân phối và 164 quốc gia, giảm hàng tồn kho hàng trăm triệu USD bằng cách sử dụng các chỉ số chuyển đổi tiền mặt. Lĩnh vực hoạt động chuyên sâu của ông bao gồm quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu, tuyển dụng, quản lý nhân sự, SIOP, hoạt động hậu cần tìm nguồn cung ứng, tuân thủ thương mại và tích hợp mua lại.
Jay cũng là một nhiếp ảnh gia với đam mê du lịch vòng quanh thế giới. Cho đến nay ông đã đi qua 49 tiểu bang của Mỹ và 42 quốc gia.
2. Trích lời giới thiệu
…
Sau khi đọc sách, bạn sẽ biết hàng tồn kho không phải là một từ xấu mà nó thực sự cần thiết để giúp giảm thời gian chờ hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng bằng cách điều chỉnh mức độ tồn kho hợp lí ở đúng nơi đúng chỗ. Đối với một nhà sản xuất sản phẩm ông nghiệp, chi phí bán hàng thường chiếm khoảng 60% đến 70% doanh thu. Khoản tiết kiệm 5% thu được từ giá vốn chính là khoản lãi ròng – đặt ra những chỉ số đo lường hiệu suất doanh nghiệp (KPI) phù hợp chắc chắn sẽ thúc đẩy hoạt động tài chính của doanh nghiệp đi đúng hướng. Quan trọng không kém là tất cả những người tham gia vào chuỗi giá trị cần hiểu được cơ hội lớn nhất nằm ở đâu và làm thế nào để tạo ra giá trị cổ đông thông qua chuỗi cung ứng.
Cuối cùng, khi một chuyên viên chuỗi cung ứng trẻ phát triển và thậm chí là đạt tới đỉnh cao sự nghiệp nhờ kinh nghiệm của một người đi trước, thì anh ta cũng nên nghĩ đến việc phải đền đáp lại bằng một điều gì đó. Con người ta phải luôn nhận thức được những đặc quyền nhờ học hỏi từ các bậc thầy vĩ đại. Những người đọc cuốn sách này của Jay rồi sẽ sớm nhận ra rằng cuốn sách chính là cách ông đền đáp lại những bậc thầy vĩ đại của mình. Vì vậy, hãy tiếp tục nào các bạn trẻ đầy nhiệt huyết. Chẳng bao lâu nữa bạn cũng sẽ viết nên một cuốn sách của riêng mình.
3. Mục lục
Lời nói đầu
Giới thiệu
Thuật ngữ
Chương 1: “Con người” là ưu tiên hàng đầu và trung tâm trong ba yếu tố Con người, Quy trình và Công cụ
Chương 2: Cách thức Doanh nghiệp Lập kế hoạch Chuỗi cung ứng
Chương 3: Lập kế hoạch Bán hàng, Hàng tồn kho và Vận hành (SIOP)
Chương 4: Quản trị Danh mục Sản phẩm:
Từ khi Giới thiệu sản phẩm mới đến khi Kết thúc vòng đời sản phẩm
Chương 5: Lập kế hoạch nhu cầu và tiền mặt Cơ sở của SIOP: Tổng hợp Cung và Cầu
Chương 6: Hoạch định cung ứng và tiền mặt
Chương 7: Ảnh hưởng của Hệ thống Sản xuất Toyota đến Tiền mặt
Chương 8: Tìm kiếm nguồn hàng và Tiền
Chương 9: Logistic và Chu kì tiền mặt
Chương 10: Thương mại, Tuân thủ và Tiền mặt
Chương 11: Chất lượng - Yếu tố quan trọng để thành công
Chương 12: Tính liên tục trong kinh doanh và An ninh Chuỗi cung ứng
Chương 13: Thương mại điện tử toàn cầu
Chương 14: Xây dựng một Bộ máy Năng suất
Chương 15: Công cụ, Công nghệ và Tiền mặt
4. Điểm nhấn
…Hàng tồn kho chính là tiền mặt. Mục đích của việc giữ hàng tồn kho là vừa tối đa hóa dịch vụ và duy trì hiệu quả sản xuất vừa giảm thiểu chi phí phân phối sản phẩm. Trái ngược với những quan điểm thường thấy từ trước tới nay, hàng tồn kho nằm trong toàn bộ doanh nghiệp chứ không chỉ trong một cơ sở sản xuất hoặc trung tâm phân phối…
(Trích Giới thiệu, Hướng dẫn tối ưu hóa chuỗi cung ứng, Jay Fortenberry, Bùi Hương Quỳnh dịch, Nhà xuất bản Tri thức 2018)