I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Tác giả: Vũ Minh Khương
Khổ sách: 14,5 x 20,5 cm
Số trang: 308 trang
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
II) GIỚI THIỆU SÁCH
1) Về tác giả:
Tiến sĩ Vũ Minh Khương giảng dạy và nghiên cứu tại trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore. Tiến sĩ Vũ Minh Khương đã kinh qua nhiều cương vị công tác khác nhau ở Việt Nam trước khi bước vào con đường học thuật: Phục vụ trong quân đội (Binh đoàn 318, 1980-1983); Chuyên viên lập trình máy tính điện tử (Công ty Điện lực Miền Nam, 1983-1986); Phó Giám đốc và Giám đốc (Xí nghiệp Hóa chất Sông Cấm Hải Phòng, 1986-1992); Phó Văn phòng UBND TP. Hải Phòng và Phó Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Khu Kinh tế Đình Vũ (Hải Phòng, 1996-1998); và Cán bộ nghiên cứu (Ban Nghiên cứu Thủ tướng Chính Phủ, 1998-1999). Tiến sĩ Vũ Minh Khương là một trong những giám đốc doanh nghiệp quốc doanh đầu tiên được thí điểm bầu trực tiếp bởi công nhân (năm 1988).
Tiến sĩ Vũ Minh Khương đã từng giảng dạy tại Đại học Suffolk (Boston, Hoa Kỳ) và Đại học Keio (Tokyo, Nhật Bản). Ông cũng đã và đang tham gia các dự án tư vấn cho Ngân hàng Thế giới; IMF, USAID, IFC, UNDP, và một số cơ quan của Chính phủ Singapore như Monetary Authority of Singapore (MAS), Infocomm Development Authority (IDA), và Media Development Authority (MDA).
Tiến sĩ Vũ Minh Khương tốt nghiệp khoa Toán Đại học Tổng hợp Hà Nội (1980); Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA, 1995) và Tiến sĩ Chính sách Công (2005) tại Đại học Harvard.
2) Về tác phẩm:
Tác giả biên soạn quyển sách này để chia sẻ cùng bạn đọc những suy tư, trăn trở nhằm góp sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung biến khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta thành hiện thực huy hoàng trong nửa đầu của thế kỷ XXI. Quyển sách này là tập hợp có hệ thống các bài viết trong thời gian qua của tác giả trên các báo trong nước, theo bốn chủ đề: Ước mơ không bao giờ tắt (Chương 1), Những trăn trở khôn nguôi (Chương 2), Tìm chân lý từ thực tế cuộc sống (Chương 3), và Lớp trẻ và gánh nặng tương lai (Chương 4). Lời kết của quyển sách chia sẻ với bạn đọc đôi lời tâm huyết và chiêm nghiệm từ cuộc sống.
.
***
3) MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
Đất nước lớn lên
Năm mới, nói chuyện đổi mới tư duy
Đột phá từ triết lý phát triển
Đẳng cấp phát triển: Việt Nam chọn Đông Á hay Đông Nam Á
Nền móng phát triển và mệnh lệnh cải cách
Việt Nam trước thách thức xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển
Chương 2. Những trăn trở khôn nguôi
Tầm vóc dân tộc và công cuộc phát triển
Bài học về xây dựng một tổ chức trường tồn
Coi trọng yếu tố công bằng trong hoạch định chính sách công
Từ một văn hóa biện bác đến một dân tộc tư duy
Đôi điều về cải cách cơ cấu (tái cấu trúc) nền kinh tế
Học gì từ lộ trình đi đến phồn vinh của người Trung Quốc
Thách thức Biển Đông và “chiếc nỏ thần” Việt Nam
Chương 3. Tìm chân lý từ thực tế cuộc sống
Đường sắt cao tốc và những câu hỏi về chất lượng thể chế
Chống lãng phí bằng lượng hóa năng lực cán bộ
Dự án Dung Quất: Bài học đắt giá cho công nghiệp hóa
Để đẩy quan hệ Việt - Mỹ lên tầm cao mới
Để không còn khủng hoảng thiếu điện trong tương lai
Muốn thu hút người tài, phải trọng dụng nhân tài có sẵn
Ba nguyên lý nền tảng để Việt Nam tăng trưởng
Một số kiến nghị nâng cao sức cạnh tranh phát triển
của nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam khó phồn vinh nếu trọng phát đạt hơn phát triển
Một vài suy nghĩ về sách và sự nghiệp chấn hưng đất nước
Từ lấy phiếu tín nhiệm đến đẩy mạnh cải cách
Chương 4. Lớp trẻ và gánh nặng tương lai
Cần một thế hệ trẻ có tri thức và dũng khí
Sinh viên Việt Nam - tầm nhìn và ý chí chiến lược
Lớp trẻ phải ý thức được sứ mệnh quan trọng của mình
Đam mê của người trẻ là năng lượng sống của dân tộc
Làm gì để thích ứng trong một thế giới đầy biến động
Lời kết
4) Điểm nhấn
“Sinh ra ở đời, ai cũng có ước mơ. Ước mơ không chỉ là kim chỉ nam cho mục tiêu hướng tới mà còn là động lực mạnh mẽ thôi thúc người ta vượt qua mọi trở ngại trên hành trình cuộc đời của mình. Trong muôn vàn ước mơ của mình, người Việt Nam ta, có lẽ ai cũng chia sẻ và thôi thúc bởi một ước mơ chung được khao khát từ ngàn đời về một dân tộc ngẩng cao đầu, một quốc gia phồn vinh, một xã hội chứa chan tình yêu thương và ý thức trách nhiệm trong sự sâu sắc về đạo lý và anh minh về công lý. Những hy sinh vô bờ bến của biết bao thế hệ người Việt Nam trong hàng nghìn năm qua là những minh chứng mạnh mẽ về sức mạnh vô song của dân tộc trong thực hiện ước mơ mãnh liệt này. Thế nhưng, xót xa thay, người Việt Nam ta, trong hòa bình và trước những cơ hội lớn lao cho phát triển, thường lại thấp kém đi một cách kỳ lạ. Hạn hẹp về tầm nhìn, yếu mềm về bản lĩnh, say sưa với phô trương, mê mẩn với danh tước, vụ lợi cá nhân bất chấp những tổn thất khôn lường của cộng đồng và đất nước. Bởi vậy, có một nghịch lý là, dường như khi đất nước càng có nhiều thuận lợi, con đường đi đến ước mơ chung của dân tộc càng dài ra với nhiều gian khó trắc trở mới do chính chúng ta tạo ra (cho dù hầu như không ai trong chúng ta thấy trong đó có phần lỗi của mình)”.
(trích Lời mở đầu, Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh, Vũ Minh Khương, NXB Tri thức, 2013).