Tên sách: Già đi ư? Chẳng muốn đâu!
Tác giả: Claire Crignon-De Oliveira
Minh hoạ: Juliette Binet
Dịch giả: Hoàng Thanh Thủy
Hiệu đính: Phạm Toàn
Khổ sách: 12x20 cm
Số trang: 80 trang, in 02 màu
Loại bìa: Bìa mềm, tay gấp
Bộ sách: Thú vui tư duy
Giới thiệu sách
Đôi dòng về tác giả:
Claire Crignon-De Oliveira là triết gia chủ trì những cuộc hội thảo ở Đại học Bourgogne. Bà nghiên cứu về mối quan hệ giữa y học và triết học từ quan điểm lịch sử thế kỉ 17-18 và mối quan hệ này trong bối cảnh đương đại.
Juliette Binet là nhà minh họa đã xuất bản nhiều tác phẩm đặc sắc. Bà đã tốt nghiệp chuyên ngành Nghệ thuật trang trí ở Đại học Strasbourg.
Về tác phẩm:
Già đi ư? Chẳng muốn đâu! là cuốn sách nhỏ nằm trong bộ Thú vui tư duy, nhằm phổ biến Triết học cho trẻ em. Một cuốn sách với độ dài 80 trang, được minh họa bằng những hình vẽ ngộ nghĩnh nhưng lại nói được những vấn đề rất đáng được quan tâm về tuổi già như việc con người đón nhận tuổi già của mình và những người thân như thể nào, tuổi già sẽ biến đổi con người ra sao, liệu tuổi già có phải là một căn bệnh hay không…
Đôi nét giới thiệu về Tủ sách “Chouette! Penser”, Gallimard Jeunesse, Pháp 2007 (Thú vui tư duy, Nhà xuất bản Tri thức, 2009)
Chủ biên: Myriam Revault d’Allones
Myriam Revault d’Allones là nhà triết học. Bà quy tụ quanh mình nhiều nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà văn, và cùng thực hiện dự án Triết học cho Trẻ em.
Một số tác phẩm cùng một tủ sách:
- Con người là gì? - Đối thoại giữa con chó Léo thông thái và ông bạn triết gia của nó
- Tự do là gì?
- Cười cái gì?
- Tại sao con người gây ra chiến tranh?
- Con gái con trai vui sống cùng nhau
- Tranh cãi về Thượng đế - Vì sao?
- Triết lý cuả điệu múa
Mục lục
Một tình huống nghịch lý
Già nua: một thế giới khác?
Già đi có là căn bệnh?
Mong muốn bất tử hay tránh những điều tệ hại của tuổi già?
Sống lâu để làm gì?
Có thể học cách già?
Điểm nhấn
“Có một nghịch lí là: chúng ta ai cũng muốn sống thật lâu, nhưng ai cũng rất khó chấp nhận những dấu hiệu già đi của mình và những người thân. Liệu già đi có phải là một hiện tượng mang tính bệnh lí, khiến người ta phải lập hẳn một chuyên khoa lão bệnh học, hay đó đơn giản là một sự biến đổi tất yếu?
Cũng như muôn loài trên Trái đất, con người cũng có sinh, có trưởng, có lụi tàn nhưng điều khác biệt là chúng ta ý thức được sự “khác đi” khi về già của mình. Nỗi sợ hãi về tuổi già gắn mật thiết với nỗi sợ chết, tất nhiên, nhưng đồng thời mong muốn gìn giữ sức khỏe và kéo dài sự sống cũng chính là mong muốn mang tri thức phụng sự cho cuộc sống…
Và bởi vì có nhiều điều thú vị xung quanh nỗi sợ đối với sự già đi, nên cũng đáng để chúng ta chí ít một lần gác sang bên nỗi sợ để mà suy tư cho triệt để về nó chứ nhỉ?”
(Trích Bìa 4, Già đi ư? Chẳng muốn đâu!, Claire Crignon-De Oliveira)