I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Khi con vật nhìn ta
Tác giả: Elisabeth de Fontenay
Dịch giả: Hoàng Thanh Thủy
Hiệu đính: Phạm Toàn
Khổ sách: 12 x 20 cm
Số trang: 76 trang
Tủ sách: Thú vui tư duy
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1. Về tác giả:
Elisabeth de Fontenay từng giảng dạy triết học ở trường đại học. Bà đã xuất bản nhiều tác phẩm, trong đó có cuốn Sự im lặng của những con vật (Nhà xuất bản Fayard) dành cho người lớn.
Aurore Callias tốt nghiệp trường Estienne. Từ năm 2003 bà làm việc trong lĩnh vực báo chí và xuất bản cho giới trẻ.
2. Về tác phẩm:
Cuốn sách của Elisabeth de Fontenay bắt nguồn băn khoăn từ trẻ nhỏ khi nhận ra mình không biết gì hoặc gần như không biết gì về thế giới của loài vật và là một cố gắng giải mã bí ẩn này. Đồng thời, tác giả cũng đặt ra những câu hỏi như: “Ai cho chúng ta quyền tùy ý sử dụng những con vật như những đồ vật? Ta có quyền đòi sự công bằng cho chúng không?”…
Đôi nét giới thiệu về Tủ sách “Chouette! Penser”, Gallimard Jeunesse, Pháp 2007 (Thú vui tư duy, Nhà xuất bản Tri thức, 2009)
Chủ biên: Myriam Revault d’Allones
Myriam Revault d’Allones là nhà triết học. Bà quy tụ quanh mình nhiều nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà văn, và cùng thực hiện dự án Triết học cho Trẻ em.
Một số tác phẩm cùng một tủ sách:
- Con người là gì?
- Tự do là gì?
- Cười cái gì?
- Tại sao con người gây ra chiến tranh?
- Già đi ư? – Chẳng muốn đâu
- Con gái con trai vui sống cùng nhau
- Tranh cãi về Thượng đế - Vì sao?
- Triết lý cuả điệu múa
3. Mục lục
Ngỡ ngàng
Linh hồn con người trong thể xác con vật?
Chúng có nói năng không?
Chúng có đau khổ không?
Ta có quyền đòi công bằng cho chúng không?
Bảng chi mục
4. Điểm nhấn
“Khi có một con vật nhìn tôi, tôi bối rối vì không biết gì hết về những điều diễn ra trong nó. Và tôi tự hỏi làm thế nào mà những con vật ấy có thể tồn tại trên trái đất, trong không khí hoặc trong nước; con này thật gần gũi, con khác lại thật xa lạ với chúng ta. Chỉ những họa sĩ, may ra mới có thể chuyển tải được điều bí ẩn này.
Một câu hỏi khác làm tôi băn khoăn: Ai cho chúng ta quyền tùy ý sử dụng những con vật như những đồ vật? Chúng biết cảm nhận, chúng cũng cảm thấy thoải mái và đau đớn, chúng không phải không biết đến lo âu. Năng lực cảm giác ấy tạo cho chúng ta những nghĩa vụ đối với chúng, bởi vì một con người xứng đáng là người cần phải để mắt đến những kẻ yếu hơn mình.”
(Trích bìa 4, Khi con vật nhìn ta, Elisabeth de Fontenay, Hoàng Thanh Thủy dịch, NXB Tri thức, 2012)