I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Bi kịch - Dẫn nhập ngắn
Tác giả: Arian Poole
Dịch giả: Đinh Hồng Phúc
Khổ sách: 11,5 x 17,5 cm
Số trang: 270 trang
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1. Về tác giả:
Adrian Poole là giảng viên môn Ngữ văn Anh và Văn học so sánh tại Đại học Cambridge. Ông dành nhiều sự quan tâm tới văn học thế kỉ XIX và XX, đặc biệt là tiểu thuyết;bi kịch; văn học và dịch thuật. Các tác phẩm đã xuất bản gồm các chuyên khảo về George Gissing, Henry James, và Shakespeare…
2. Về tác phẩm:
Cuốn sách này nằm trong bộ sách Dẫn nhập của Oxford. Sách gồm chín chương, trả lời cho các câu hỏi chính như: “Bi kịch là gì?”, “Quan niệm về bi kịch của chúng ta có mối liên hệ nào với quan niệm bi kịch của người Hy Lạp hay không?”, “Ý niệm về bi kịch đã bị lạm dụng ra sao?”…
***
3. Mục lục
Danh mục tranh minh họa
Lời cảm tạ
Lời dẫn nhập
Chương 1: AI CẦN BI KỊCH?
Chương 2: NGÀY XỬA NGÀY XƯA
Chương 3: NGƯỜI CHẾT ĐANG SỐNG
Chương 4: ĐỔ LỖI CHO AI?
Chương 5: NHỮNG Ý NIỆM LỚN
Chương 6: KHÔNG CÓ GÌ ĐÁNG CƯỜI
Chương 7: LỜI NÓI, LỜI NÓI, LỜI NÓI
Chương 8: ĐÚNG LÚC
Chương 9: NHỮNG CÁI KẾT
Tài liệu Tham khảo
Đọc thêm
Bảng chỉ mục
***
4. Bình luận
“Bi kịch góp phần khá lớn trong việc tạo ra những tiếng kèn xung trận, dù những gì mà chúng khích lệ thường gây kinh hoàng - tiếng kèn của sốmệnh hay thậm chí là tiếng kèn ngày tận thế. Chúng ta, những người chưa đi hết sốmệnh của mình, bị bỏ lại để kinh ngạc trước Antigone và Ajax của Sophocles, trước Brutus và Coriolanus của Shakespeare, trước Hedda Gabler của Ibsen và Yerma của Lorca, trước quyết định đầy máu mà họ đã bám chặt lấy cho lẽ phải của họ, điều mà họ mang trong trái tim họ... Các bi kịch đặt ra câu hỏi về những điều mà người ta sẵn sàng chết vì chúng. Như Hamlet đã ngạc nhiên trước Fortinbras và hai vạn sinh linh của ông ta, những người được thổi cháy bùng lên bởi những tiếng kèn xung trận trên chiến trường và cùng lao vào cái chết, “vì một ảo tưởng và một trò đùa của danh vọng”.”
(Trích Chương 5: Những ý niệm lớn, Bi kịch – Dẫn nhập ngắn, Arian Poole, Đinh Hồng Phúc dịch, NXB Tri thức, 2012)