divivu logo
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
| Chia sẻ |
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Cập nhật cuối lúc 14:40 ngày 03/08/2018, Đã xem 625 lần
  Đơn giá bán: 33 000 đ
  Model:   Bảo hành: 0 Tháng
  Tình trạng: Còn hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 33 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

Tên sách: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Tác giả: Michel Capron, Françoise Quairel-Lanoizelée

Dịch giả: Lê Minh Tiến, Phạm Như Hồ

Số trang: 236 trang

Khổ sách: 13 x 19 cm

Loại bìa: Mềm, tay gấp

Tủ sách Tri thức phổ thông (Nhà xuất bản Tri thức)

 

I. Các tác giả:

Michel Capron là Giáo sư Khoa học Quản trị tại các Đại học Paris-VII-Saint-Denis và Paris-XII-Val-de-Marne. Tại đây, ông là người đồng phụ trách chương trình cao học “Quản trị tính trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với xã hội”.

Françoise Quairel-Lanoizelée là giảng viên tại Đại học Paris-Dauphine. Bà đảm nhiệm môn “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” trong chương trình cao học ở Đại học Paris-XII và chương trình cao học “Phát triển bền vững” tại Đại học Paris-Dauphine.

 

II. Tác phẩm:

Phong trào “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang phát triển mạnh trong những năm gần đây. Liệu điều này có buộc chúng ta phải xem xét lại các lối tiếp cận truyền thống về doanh nghiệp hay không? Tại sao doanh nghiệp cần phải gắn các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu môi trường và xã hội, và phải nối kết các mục tiêu ấy như thế nào?

Các tác giả quyển sách này giới thiệu những lối tiếp cận khác nhau về khái niệm “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, phân tích những tác động của các thành phần có liên quan đối với doanh nghiệp, những diễn ngôn, những hành động và các khuynh hướng hiện nay, làm sáng tỏ những mâu thuẫn và các giới hạn của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong mối tương quan với các mục tiêu phát triển bền vững.

Quyển sách này cũng đề xuất một cách nhìn mới về các mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế với xã hội, đồng thời cũng gợi mở những góc độ tư duy hữu ích cả cho giới nghiên cứu lẫn những người làm công tác thực tiễn (hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, nghiệp đoàn, các tổ chức phi chính phủ...”

 

III. Trích sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, trang 9-12.

 

DẪN NHẬP

Chủ đề "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" [trong cuốn sách này, sẽ viết tắt là TXD – chú thích của người dịch] mới chỉ xuất hiện tại châu Âu trong vài năm gần đây. Lúc đầu người ta tự hỏi, liệu đây có phải là một thứ mốt thời thượng giống như những hiện tượng nhất thời từng diễn ra lâu nay trong lĩnh vực quản trị và tư vấn hay không. Tuy nhiên, dù cho đó có là một dạng hiệu ứng thời thượng chăng nữa, thì ngày nay người ta cũng phải nhìn nhận rằng, khái niệm này đã được hình thành và phát triển từ một phong trào sâu rộng vốn đã tạo ra nhiều tác động trong thực tiễn quản trị doanh nghiệp.

Sở dĩ khái niệm TXD đang càng ngày càng thâm nhập sâu rộng vào đời sống thường ngày của chúng ta là bởi, một mặt, nó giúp chúng ta giải đáp được những mối bận tâm xưa cũ (có thể nói là những mối bận tâm rất lâu đời) thông qua một lối diễn đạt mới, và mặt khác là vì vào đầu thế kỷ XXI này, những mối bận tâm ấy đang đặt ra nhiều vấn đề ngày càng đáng lo ngại hơn.

Nói cách khác, nhân loại hiện đang đặt ra các câu hỏi về cứu cánh của các hoạt động kinh tế, về những ảnh hưởng của chúng đối với các khu vực địa vật lý khác nhau trên thế giới, và về những hậu quả lâu dài của các hoạt động kinh tế đối với các thế hệ mai sau. Vì vậy, đối tượng quan tâm chính ngày nay không dừng ở kết quả kinh tế của các doanh nghiệp, mà là chính các doanh nghiệp, với tư cách là tác nhân chính của hoạt động kinh tế, cùng với hệ thống ứng xử và hành vi của họ đối với cá nhân, xã hội loài người và đối với môi trường tự nhiên của chúng ta.

Đây là một lĩnh vực hết sức rộng lớn. Có thể nói rằng gần như mọi thứ đều thuộc phạm vi của TXD, kể từ khi người ta nhìn nhận, một cách trực tiếp hay gián tiếp, rằng có rất ít hoạt động trong xã hội đương đại của chúng ta thoát khỏi sự liên quan đến lĩnh vực kinh tế, và mọi hoạt động kinh tế đều có thể gây ra những hậu quả không thể nghi ngờ đối với đông đảo cư dân.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi có rất nhiều cá nhân và nhóm có liên quan tới TXD, chẳng hạn như mọi chủ thể hành động của đời sống kinh tế, xã hội và dân sự. Và càng không có gì ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều quan niệm khác biệt nhau về TXD, dù điều này thường khiến người ta cảm thấy như bị rơi vào mê hồn trận khi nói đến khái niệm này.

Có hai quan niệm chính về cụm từ TXD: Một quan niệm cho rằng đó là một trào lưu tư tưởng được thể hiện thông qua các biểu trưng và diễn ngôn của điều mà chúng ta gọi là “các chủ thể hành động” (acteurs/actors); quan niệm kia thì cho đó là những thực tiễn quản trị, tư vấn, lượng giá và giải trình dựa trên các công cụ được sử dụng không chỉ bởi các doanh nghiệp mà bởi tất cả mọi lĩnh vực nghề nghiệp (hoặc ngoài nghề nghiệp) đang trong tiến trình xây dựng một thị trường mới.

Đứng trước những kiểu quan niệm như vậy, có ba lối tiếp cận có thể giúp chúng ta hiểu rõ được lĩnh vực này:

- lối tiếp cận chuẩn tắc (approche normative) nhằm xây dựng và khuyến khích sử dụng các phương thức hoạt động có thể có với ý nghĩa ẩn ngầm cho rằng TXD là một mô hình đóng góp vào việc hoàn thiện xã hội;

- lối tiếp cận biện giải (interprétative) hướng đến việc tìm hiểu xem khái niệm TXD và trào lưu TXD có ý nghĩa thế nào trong sự tiến hóa của xã hội đương đại và của các hoạt động kinh tế;

- lối tiếp cận kiến tạo (constructiviste) xuất phát từ ý tưởng cho rằng TXD là một khái niệm đã phát triển mà không dính dáng gì đến cái ý nghĩa mà người ta đã gán cho nó, và các trào lưu đang diễn ra vẫn có thể mang đến cho nó một ý nghĩa.

Cuốn sách này chỉ bàn đến TXD theo lối tiếp cận thứ hai, mặc dù thỉnh thoảng vẫn có nói đến hai lối tiếp cận còn lại.

Trước hết, chúng tôi muốn tìm hiểu các nguồn gốc của trào lưu TXD và sự tiến hóa của nó dưới góc nhìn lịch sử về hệ thống sản xuất xã hội (chương I). Kế đến, chúng tôi sẽ điểm qua các quan niệm về TXD và những vấn đề đặt ra từ việc chấp nhận những quan niệm đó (chương II). Từ những kiến giải lý thuyết nói trên, chúng tôi sẽ đề cập đến những lý do thôi thúc các doanh nghiệp phải có trách nhiệm về mặt xã hội. Sau đó, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu thế giới của các chủ thể hành động nhằm xác định đâu là những chủ thể đóng vai trò là động lực của trào lưu này (chương IV). Cuối cùng, chúng tôi sẽ tìm hiểu xem TXD đã dẫn đến những biến chuyển nào trong lối ứng xử chiến lược của các doanh nghiệp (chương V), và người ta đã vận dụng những hình thức khác nhau nào để chứng minh tính đáng tin cậy của những lối ứng xử chiến lược mới mẻ đó (chương VI).

 

*****

 

MỤC LỤC

DẪN NHẬP           

Chương I

NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Sự dung hòa giữa hoạt động kinh tế và các mong đợi của xã hội     

Quan niệm ở Mỹ về TXD: Các lý do đạo đức và tôn giáo    

Vì sao xuất hiện một quan niệm minh bạch về TXD?           

Giải thích thế nào về trào lưu TXD? 

Quan điểm chính trị về sự phát triển bền vững

Những mô hình khác nhau của sự phát triển bền vững

Sự nối kết giữa TXD và sự phát triển bền vững        

TXD có tạo nên sự đồng thuận?

Chương II

NHIỀU CÁCH HIỂU ĐAN XEN NHAU VỀ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Về khái niệm trách nhiệm      

Những ý nghĩa khác nhau của khái niệm trách nhiệm           

Những định nghĩa về TXD dựa trên những cách hiểu khác nhau về khái niệm trách nhiệm

Có trách nhiệm về cái gì, đến đâu, liên quan đến ai, và như thế nào?

“Xã hội” cần được hiểu như thế nào?

Doanh nghiệp: Thực thể nào? phạm vi nào?  

Những yếu tố tạo nên các quan niệm khác biệt về TXD       

Chương III

VÌ SAO DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ MẶT XÃ HỘI?

NHỮNG LỐI TIẾP CẬN LÝ THUYẾT

Doanh nghiệp như một "nơi tập hợp khế ước" - khung lý thuyết kinh tế về TXD   

Lý thuyết về các thành phần có liên quan: một điểm tham chiếu không thể không có đối với TXD

Chương IV

ĐÂU LÀ CÁC ĐỘNG LỰC?

Các chủ thể hành động          

Các khuôn khổ quốc tế: giữa "luật mềm" và "luật cứng"       

Chương V

CÁC CHIẾN LƯỢC VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Những thách thức và hạn chế của doanh nghiệp khi thông qua chiến lược TXD     

Phân loại các hành vi chiến lược của doanh nghiệp trong việc thể hiện TXD          

Các công cụ và các cơ cấu cần thiết để quản lý chiến lược đối với TXD     

Chương VI

XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ VỀ

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Các tiêu chuẩn, những định hướng chính trong việc quản trị TXD: người ta đang nói gì về các tiêu chuẩn?          

Hỗ trợ nội bộ          

Sự tự chẩn đoán      

Việc chứng nhận và việc dán nhãn về mặt xã hội và môi trường: tìm lại niềm tin    

Thực hiện bản báo cáo về TXD: giữa sự minh bạch và truyền thông

KẾT LUẬN            

THƯ MỤC THAM KHẢO  

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm