I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Văn Sửu
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 208 trang
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
II) GIỚI THIỆU SÁCH
1) Mở đầu:
Quá trình đổi mới ở Việt Nam được khởi xướng từ những năm 1980 trong khu vực nông nghiệp, sau đó mở rộng sang các khu vực kinh tế khác. Đổi mới đã làm trỗi dậy mạnh mẽ chương trình hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở nhiều khu vực trong cả nước nói chung, ở các khu vực kinh tế trọng điểm và các thành phố lớn nói riêng.
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua dẫn đến việc thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp để xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị mới, các công trình hạ tầng giao thông và nhiều dự án phi nông nghiệp khác. Trong số các trung tâm đô thị ở Việt Nam, Hà Nội là thành phố thủ đô lâu đời nhất của cả nước. Tính đến nay, công nghiệp hóa và đô thị hóa đã mở rộng khu đô thị của Hà Nội, tác động mạnh mẽ đến khu vực ven đô thành phố.
Trong bối cảnh đó, mục tiêu của nghiên cứu này là tập trung mô tả, phân tích và lý giải về đô thị hóa, công nghiệp hóa và những tác động của nó đến biến đổi sinh kế của các hộ gia đình nông dân ở khu vực ven đô Hà Nội trong hơn một thập kỷ qua. Để đạt được mục tiêu nêu trên, thứ nhất, tôi sử dụng khung sinh kế bền vững kết hợp với tiếp cận không gian để phân tích và lý giải quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, đặc biệt là việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp và các tác động của nó đến biến đổi sinh kế nông dân ở khu vực ven đô Hà Nội. Thứ hai, trên cơ sở đó, tôi nghiên cứu sâu hai làng ven đô Hà Nội như hai trường hợp cụ thể phản ánh thực tiễn quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và các tác động của nó đến biến đổi sinh kế nông dân. Thứ ba, từ thực tiễn ở địa bàn nghiên cứu, tôi phân tích và so sánh về những cơ hội, thách thách của công nghiệp hóa và đô thị hóa đối với phương thức mưu sinh cũng như cuộc sống của người nông dân ở địa bàn nghiên cứu nói riêng và khu vực ven đô nói chung. Những tri thức về lý luận và thực tiễn nêu trên là cơ sở để tôi trao đổi một số ý kiến mang tính gợi ý chính sách với hy vọng góp phần làm bền vững hơn sinh kế và cuộc sống của những người nông dân bị thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp vì các dự án phát triển đô thị và phát triển công nghiệp.
2) Mục lục
Lời cảm ơn
Mở đầu
Chương 1
Tiếp cận sinh kế và biến đổi sinh kế
trong không gian làng
1.1. Tiếp cận sinh kế bền vững
1.2. Biến đổi sinh kế trong không gian làng
Chương 2
Đô thị hóa và công nghiệp hóa ở ven đô Hà Nội
2.1. Vài nét về Hà Nội
2.2. Khu vực ven đô Hà Nội: Những thảo luận về khái niệm
2.3. Đô thị hóa và công nghiệp hóa ở ven đô Hà Nội
2.4. Một số điểm cơ bản của đô thị hóa và
công nghiệp hóa ở ven đô Hà Nội
Chương 3
Đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở làng Phú Điền
3.1. Vài nét về làng Phú Điền
3.2. Không gian sản xuất: Thu hồi đất nông nghiệp cho
các dự án phát triển đô thị
3.3. Không gian cư trú:
Sự chuyển dịch từ nông thôn sang đô thị
Chương 4
Công nghiệp hóa, đô thị hóa và
biến đổi sinh kế ở làng Gia Minh
4.1. Vài nét về làng Gia Minh
4.2. Không gian sản xuất: Thu hồi đất nông nghiệp
phục vụ công nghiệp hóa và đô thị hóa
4.3. Không gian cư trú: Sự chuyển đổi từ nông thôn
sang đô thị
Chương 5
Cơ hội và thách thức đối với sinh kế ở ven đô Hà Nội
trong quá trình chuyển đổi
5.1. Cơ hội của quá trình chuyển đổi 1
5.2. Những thách thức của quá trình chuyển đổi
Kết luận
6.1. Khu vực ven đô và những chuyển đổi
ở khu vực ven đô Hà Nội
6.2. Cơ hội và thách thức của quá trình chuyển đổi
6.3. Một số thảo luận và gợi ý chính sách