divivu logo
Lòng tin & vốn xã hội
| Chia sẻ |
Lòng tin & vốn xã hội
Cập nhật cuối lúc 14:36 ngày 03/08/2018, Đã xem 489 lần
  Đơn giá bán: 90 000 đ
  Model:   Bảo hành: 255 Tháng
  Tình trạng: Còn hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Cái Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 90 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I) THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Lòng tin & vốn xã hội

Tác giả: Nhiều tác giả

Khổ sách: 13 x 20,5 cm

Số trang: 380 trang

Loại bìa: Bìa mềm, tay gập

 

II) GIỚI THIỆU SÁCH

Tin và đáng tin

Bùi Văn Nam Sơn

Lòng tin không thể mua mà có, không thể ra lệnh mà được, không thể học hay dạy mà cần thời gian để thử thách ở cả hai chiều: tin có nghĩa là tin nhau.

1.

Tin xuân đã có nhành mai đấy
Không lịch nhưng mà vẫn biết Giêng...

Đó là hạnh phúc đơn sơ của người hàn sĩ vào thuở mà tin còn đồng nghĩa với... tín, vì trong cõi vô thường, ít ra người ta vẫn còn có thể vững tin vào những định luật hầu như hằng cửu của tự nhiên: “Xuân sinh thu thành, bản vô tâm ư thảo mộc; phong hành ba động, tận hữu tín ư trùng ngư...”.

Ngày nay, có lẽ không khó lắm để có một quyển lịch, nhưng nhành mai thì không chắc sẽ kịp báo tin xuân vì bị ngập úng; gió mưa không chỉ lỗi hẹn với cá tôm mà còn đẩy chúng vào chết ngạt giữa lòng thành phố...

Rồi còn bao nhiêu sông hồ, rừng núi đang và sẽ là nạn nhân của cơn mê cuồng tàn phá. Câu thơ “Cung Oán” tưởng đã vĩnh viễn lùi xa nay lại làm quặn lòng bao người đang được sống trong hòa bình: tang thương đến cả hoa kia cỏ này...

“Nhân tai” lan tràn khắp chốn và nay đang trở thành thảm họa toàn cầu với cơn đại khủng hoảng kinh tế - tài chính mà chưa ai lường hết được quy mô và những hệ lụy của nó. Khủng hoảng lòng tin là câu chuyện trên cửa miệng mọi người ngay khi đang đón xuân bên tách trà và... nhành mai (nếu có!).

2. Lòng tin nói ở đây là sự chờ đợi rằng những người hay những tổ chức có liên quan sẽ hành động trong khuôn khổ những giá trị chung hay những quan niệm luân lý nào đó. Nói cách khác, lòng tin giả định rằng sự việc sẽ diễn ra một cách tích cực hay đúng theo sự chờ đợi. Đặc điểm quan trọng ở đây là sự có mặt của một khả năng hành động khác, và đó cũng là chỗ phân biệt giữa lòng tin và hy vọng. Lòng tin dựa trên sự đáng tin cậy, sự yên tâm và sự trung thực. Nó thể hiện ra trong hiện tại nhưng lại hướng đến những gì xảy ra trong tương lai.

Hằng ngày ta vẫn thường được khuyên: “Hãy giữ vững lòng tin!” như lời mời gọi của một phẩm tính nhân loại đích thực. Thật thế, lòng tin há chẳng phải là cơ sở mạnh mẽ cho quan hệ tốt đẹp giữa người với người, dù lòng tin ấy đã bao lần bị chà đạp, bởi người khác lẫn... bởi chính ta?

Giá trị nhân loại ấy trở thành một giá trị giả, khi lòng tin cậy bị đánh đồng với sự tin tưởng mù quáng. “Hãy tin cậy tôi!” trở thành “Hãy tin tôi đi!”. “Tôi không còn tin cậy anh nữa!” trở thành “Tôi không tin anh!”. Tin thay chỗ cho biết, không khác gì ta tin một người mà không hề biết họ. Chỉ khi ta biết họ thì mới đồng thời biết được chiều hướng hành động của họ có đáng để ta tin hay không. Người thầy tin vào trò vì biết về năng lực của trò. Tin mà không biết là giao việc một cách mù quáng và vô trách nhiệm.

Để nhận ra tầm quan trọng của cái biết vốn bắt rễ sâu trong lòng tin, nhiều tác giả phương Tây cố lần ra từ nguyên của chữ “trust” trong tiếng Anh hay chữ “vertrauen” trong tiếng Đức. Cả hai đều bắt nguồn từ chữ Gothic “trauan”, có nghĩa là “mạnh mẽ, chắc nịch như một cây cổ thụ”. Nghĩa bóng của nó là: đúng đắn, chân thật, đích thực và không có chút dính líu gì đến việc tin mù quáng cả! Mạnh mẽ, chắc nịch như cây cổ thụ là hình ảnh và biểu trưng đầy sức mạnh cho sinh lực bền vững, luôn sáng tạo và tiến hóa. Không phải ngẫu nhiên mà ngay trong niềm tin tôn giáo, nơi cái biết tưởng như không mấy quan trọng vì người ta vẫn có thể “tin vì nó phi lý” hay “tin để biết” thì nhiều bậc giáo chủ vẫn lập tức bổ sung: “Biết để tin” (Augustinus) hay mạnh mẽ hơn: “Một khi ta đã xác tín vững chắc trong đức tin thì theo tôi, có vẻ chính sự buông thả đã khiến ta không nỗ lực tìm hiểu những gì ta tin” (Anselm).

Như thế, việc có được lòng tin đích thực (hay ngược lại, tạo được lòng tin đích thực nơi người khác) là gian nan hơn mới thoạt nhìn, vì lòng tin không phải là quà tặng dễ dãi mà phải “lao động” cật lực mới có được - giống như đối với mọi giá trị bền vững đích thực khác. Một khi lòng tin đích thực đã đạt được thì không dễ bị lạm dụng và lợi dụng, vì nó dựa vững chắc vào cái biết đích thực..................


(Bài đã đăng tại
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 22/1/2009)

 

Mục lục

Tin và đáng tin
BÙI VĂN NAM SƠN                                                      

Sự tin cậy, đạo đức và luật pháp
TRẦN HỮU QUANG                                                      

Lòng tin trong xã hội và vốn xã hội
TRẦN HỮU QUANG                                                      

Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội
TRẦN HỮU QUANG                                                      

Đồng tiền và xã hội Việt Nam ngày nay
TRẦN HỮU QUANG                                                      

Luận về biếu tặng của Marcel Mauss
TRẦN HỮU QUANG                                                      

Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội
LÊ MINH TIẾN                                                              

Thử nhìn lại vấn đề vốn xã hội
PHẠM NHƯ HỒ                                                            

Vốn xã hội: nguồn gốc và những áp dụng
trong xã hội học hiện đại
ALEJANDRO PORTES                                                  

Nguồn vốn xã hội và sự phát triển:
chương trình nghị sự tương lai
FRANCIS FUKUYAMA                                                  

Sự giao thoa giữa vốn xã hội với các
giao dịch kinh tế trong gia đình:
so sánh gia đình Việt Nam và gia đình Hàn Quốc
NGUYỄN QUÝ THANH                                                  

Sử dụng vốn xã hội trong chiến lược sinh kế của
nông dân ven đô Hà Nội
dưới tác động của đô thị hóa
NGUYỄN DUY THẮNG                                                  

Quà và vốn xã hội
ở hai cộng đồng nông thôn Việt Nam
LƯƠNG VĂN HY (HY V. LUONG)                                  

Tổng quan phương pháp phân tích
mạng lưới xã hội trong nghiên cứu xã hội
LÊ MINH TIẾN                                                              

Triển vọng của cách tiếp cận vốn xã hội,
mạng lưới xã hội đối với nghiên cứu về
quyền của người lao động trong
doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
NGUYỄN VĂN TUẤN                                                     

Vai trò của mạng lưới thân thuộc trong
chiến lược ứng phó rủi ro của
người công nhân đang làm việc tại
các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương
NGUYỄN ĐỨC LỘC                    

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm