I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Các nguyên tố - Dẫn nhập ngắn
Tác giả: Philip Ball
Dịch giả: Phạm Văn Thiều, Phạm Thu Hằng
Khổ sách: 13 x 25 cm
Số trang: 212 trang
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1. Về tác giả:
Philip Ball (sinh năm 1962) là nhà văn chuyên viết các chuyên đề khoa học người Anh. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Hóa học – Đại học Oxford và Vật lý – Đại học Bristol. Ông đã từng làm biên tập cho tạp chí chuyên đề Nature trong 10 năm. Cuốn sách nổi tiếng nhất của Ball là Khối lượng tới hạn 2004: Cách một sự việc dẫn tới một sự việc khác. Đây cũng là cuốn sách đã đoạt giải Aventis 2005 cho hạng mục sách khoa học.
2. Về tác phẩm:
Cuốn sách là câu chuyện về các nguyên tố. Nó không đơn giản là câu chuyện về hàng trăm loại nguyên tử với những tính chất và đặc điểm duy nhất mà còn là câu chuyện về sự tương tác văn hóa của chúng ta với bản chất và cấu tạo vật chất. Lịch sử của hóa học được xem như quá trình làm sáng tỏ và phân loại dần dần các viên gạch của vật chất, để tìm hiểu sâu hơn vào cấu trúc của thế giới.
3. Mục lục
Lời nói đầu
Chương
BỘ TỨ CỦA ARISTOTLE: CÁC NGUYÊN TỐ THỜI CỔ ĐẠI
Chương 2
CUỘC CÁCH MẠNG: ÔXY ĐÃ LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO
Chương 3
VÀNG: NGUYÊN TỐ LỘNG LẪY VÀ ĐÁNG GHÉT
Chương 4
BÁT CHÍNH ĐẠO: SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ
Chương 5
CÁC NHÀ MÁY NGUYÊN TỬ CHẾ TẠO CÁC NGUYÊN TỐ MỚI
Chương 6
NHỮNG NGƯỜI ANH EM VỀ HÓA HỌC: TẠI SAO CÁC ĐỒNG VỊ LẠI HỮU DỤNG?
Chương 7
DÀNH CHO MỌI MỤC ĐÍCH THỰC TIỄN: CÔNG NGHỆ VỀ CÁC NGUYÊN TỐ
4. Bình luận
“Câu chuyện về các nguyên tố là câu chuyện về mối quan hệ của chúng ta với thế giới vật chất, một cái gì đó còn xuất hiện trước mọi khái niệm về Bảng Tuần hoàn. Sự gần gũi với vật chất không hề phụ thuộc vào hiểu biết chi tiết của chúng ta về silic, phốtpho hay molypden mà nó toát ra từ sự đằm tay dễ chịu của một thỏi bạc, từ sự ngọt ngào mát lạnh của nước, từ sự trơn nhẵn của viên ngọc được mài kỹ. Đó chính là nguồn gốc dẫn tới câu hỏi cơ bản: Thế giới được tạo nên từ cái gì?
Do vậy, có những “nguyên tố” trong cuốn sách này bạn sẽ không tìm thấy trong Bảng Tuần hoàn, như nước và không khí, muối và nhiên tố, một chất quá ư tinh tế. Bất chấp hiện nay hóa học đã tách chúng ra, hoặc thậm chí vứt bỏ hoàn toàn, nhưng chúng vẫn là một phần di sản của Bảng Tuần hoàn, và là một phần kho tàng những biểu trưng văn hóa của chúng ta.”
(Trích Lời nói đầu, Các nguyên tố, Philip Ball, Phạm Văn Thiều & Phạm Thu Hằng dịch, NXB Tri thức, 2012)