I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Khoa học thách thức của thế kỷ 21
Tác giả: Claude Allègre
Dịch giả: Đào Bá Cung
Khổ sách: 13 x 20,5 cm
Số trang: 332 trang
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
II) GIỚI THIỆU SÁCH
1) Về tác giả:
Claude Allègre là cố vấn đặc biệt của Lionel Jospin (Bộ trưởng giáo dục, thủ tướng Pháp), ở Bộ Giáo dục từ 1988 tới 1992. Năm 1992 ông kế nhiệm vị trí chủ tịch BRGM (Phòng nghiên cứu địa chất và hầm mỏ) của Maurice Allègre và đóng vai trò chính yếu trong tổ hợp công nghiệp quân sự Pháp tại châu Phi. Giáo sư tại Học viện đại học Pháp, Đại học Paris 7 Denis Diderot và Viện vật lý địa cầu Paris (IPGP), các công trình về địa chất đồng vị phóng xạ của Claude Allègre đã được các giải thưởng uy tín Crafoord và huy chương vàng của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp CNRS.
2) Về tác phẩm:
Những tiến bộ khoa học trong thế kỷ 21 sẽ còn to lớn hơn trong quá khứ, bởi khoa học sẽ liên quan đến trái đất, con người, sự sống, bộ não, sự sinh sản, cái chết, nghĩa là những vấn đề cơ bản. Nhưng con người có thể làm thay đổi sự sống, mà có thể cả sự chuyển động của hành tinh, khí hậu và chu trình của nước. Khoa học cho phép con người tiến ngày càng sâu hơn vào lãnh địa của Chúa Trời.
***
3) Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU
Cuộc tìm kiếm bất khả thi nhưng không thể né tránh
CHƯƠNG 1
Khoa học về vật chất
Bản trường ca lớn của thế kỷ 20 liệu đã kết thúc?
CHƯƠNG 2
Sự ra đời của khoa học về sự sống
CHƯƠNG 3
Các khoa học về Trái Đất
CHƯƠNG 4
Máy tính và cách nhìn thế giới mới
CHƯƠNG 5
Các khoa học vật lý của thế kỷ 21
CHƯƠNG 6
Một sự sống cần khám phá và những sự sống cần thay đổi
CHƯƠNG 7
Khoa học về thần kinh và tin học
CHƯƠNG 8
Lịch sử thế giới
CHƯƠNG 9
Khủng hoảng năng lượng
CHƯƠNG 10
Lưu thông
CHƯƠNG 11
Học cách quản lý hành tinh của chúng ta
CHƯƠNG 12
Xung đột chủ yếu của thế kỷ 21
CHƯƠNG 13
Vương quốc hay bóng tối
4) Điểm nhấn
“Có cần phải kìm hãm khoa học khi nó khiến chúng ta bối rối hay không? Đó là ý kiến của nhiều người. Đối mặt với điều đó có lẽ cần sự trở lại của nhà tu hành? Liệu có thể sống không đức tin? Liệu có dung thứ được cho khoa học khi nó luôn ngang ngược đặt ra vấn đề mới sau khi đã giải quyết xong vấn đề cũ? Nhân loại liệu có cưỡng lại nổi việc tìm kiếm muôn đời một ý nghĩa luôn vượt quá khả năng của họ không? Liệu nó có còn khẳng định rằng đây là thời kỳ duy nhất của lịch sử vũ trụ trong khi đây cũng chỉ là một hiện tượng bình thường, không mảy may quan trọng? Nhưng cùng lúc, khoa học làm đảo lộn hiểu biết và niềm tin của ta, thì nó cũng làm thay đổi cuộc sống hằng ngày của ta. Nếu được hỏi về vấn đề nhân bản vô tính, có lẽ bạn sẽ không tán đồng. Nhưng nếu vấn đề này giúp chữa lành đôi chân của con bạn bị gãy do tai nạn, liệu bạn có giữ nguyên lập trường phản đối nữa không? Bạn tán thành việc chống lại sự ô nhiễm các dòng sông, đó là chắc chắn. Nhưng để làm việc đó, bạn tuyệt đối không được rửa bát bằng các chất tẩy rửa, thì liệu bạn có còn kiên quyết nữa không? Nếu người ta đưa ra bằng chứng rằng, điện thoại di động nguy hại cho não của bạn, liệu bạn có bỏ nó không? Các câu hỏi đó sẽ còn tăng lên nhiều hơn nữa trong tương lai, trong một thế giới mà với sự giúp đỡ của thông tin toàn cầu hóa, mọi người đều liên quan và được tham vấn dễ dàng. Một thế giới mà mọi sự thao túng quần chúng đều có thể diễn ra, trong đó khoa học, tùy theo từng trường hợp, có thể không được biết đến hay bị ảnh hưởng, trong đó các nhà khoa học có thể ưu tiên việc thông báo thay vì chỉ dẫn cách làm, trong đó cảm xúc có thể lấn át lý trí và gây ra những cơn sóng thần về nhận thức ».
(trích Lời nói đầu, Khoa học thách thức của thế kỷ 21, Claude Allègre, Đào Bá Cung dịch, NXB Tri thức, 2013).