divivu logo
Xã hội học về tiền bạc
| Chia sẻ |
Xã hội học về tiền bạc
Cập nhật cuối lúc 14:00 ngày 03/08/2018, Đã xem 520 lần
  Đơn giá bán: 39 000 đ
  Model:   Bảo hành: 0 Tháng
  Tình trạng: Hết hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 39 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I. THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Xã hội học về tiền bạc

Tác giả: Damien de Blic, Jeanne Lazarus

Dịch giả: Nguyễn Đôn Phước

Khổ sách: 13x19 cm

Số trang: 188 trang

Loại bìa: Mềm, tay gập

 

II. GIỚI THIỆU SÁCH

1. Về tác phẩm

Tiền bạc có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hiện đại. Nó rất cần thiết để sống, nhưng đây là cuộc sống nào ? Quá trình tiền tệ hóa cuộc sống thường nhật là nguồn gốc của sự tha hoá hay sự tự do ? Tại sao tiền bạc lại luôn là đối tượng của những lời kết án mang tính đạo đức ? Việc đó giúp chúng ta học được những giá trị gì từ xã hội ? Những ứng xử đối với tiền bạc có khác biệt nhau giữa các nhóm xã hội ? Đồng tiền lưu chuyển như thế nào trong lòng định chế gia đình ?

Cuốn sách này trình bày một lối tiếp cận xã hội học về tiền bạc: nó cũng nhằm giải thích trọng tâm của những trao đổi tiền tệ dưới các hình thức hiện đại của các mối quan hệ xã hội gắn với đồng tiền. Ở đó, đồng tiền hiện ra như một chìa quá tuyệt vời để khám phá những ngóc ngách còn ít được biết đến trong thế giới xã hội.

2. Trích sách

DẪN NHẬP

“Các đồng tiền kim loại và giấy bạc euro mà mỗi chúng ta đã học cách sử dụng không chỉ là một phương tiện trao đổi, chúng còn là một giá trị được chia sẻ”: tháng 2-2002, một bộ trưởng Pháp đã chào đón sự ra đời của đồng tiền duy nhất của một châu Âu thống nhất bằng lời phát biểu như trên. Tất nhiên, đồng euro đánh dấu sự hoàn tất của một dự án chính trị dài hơi và làm cho ý tưởng về một cộng đồng Âu châu thêm vững chắc nhưng trên thực tế, các đồng tiền kim loại và giấy bạc chưa bao giờ chỉ là một phương tiện trao đổi đơn giản cả. Luôn chuyển tải những “giá trị”, bao giờ cũng gắn kết vào một cộng đồng, luôn phụ thuộc vào sự tồn tại của một nhà nước có chủ quyền, tiền bạc vượt xa ra ngoài những chức năng kinh tế mà người ta thường gán cho nó. Vì luôn luôn chất chứa những cảm xúc, những niềm tin, những xung đột, các chuẩn mực đạo đức, nên tiền bạc “chủ yếu là một sự kiện xã hội”, như Marcel Mauss đã khẳng định ngay từ năm 1914.

Vì sao, kể từ thời Cổ đại, tiền bạc lại là đối tượng tố cáo của các uy quyền đạo đức và tôn giáo? Vì sao việc gợi đến thu nhập hay tài sản cá nhân vẫn còn gây lúng túng về mặt xã hội? Đâu là động cơ của lòng tin đặt vào những dấu hiệu tiền tệ? Phải chăng tiền bạc là phương tiện tốt nhất để phân biệt các nhóm xã hội? Có thật là các ngân hàng chỉ có vai trò kinh tế? Các câu hỏi trên nằm trong số những tra vấn mà một bộ môn xã hội học về tiền bạc có thể và phải đặt ra. Và quyển sách này chính là để trả lời các câu hỏi trên.

Tính trung lập về giá trị, việc giữ khoảng cách với những ý niệm có trước, sự đoạn tuyệt khoa học luận, đó là bấy nhiêu khẩu lệnh của một chuyên ngành xã hội học, vốn ngay từ lúc mới được thành lập đã quan tâm đến việc đảm bảo tính khoa học của những công trình của mình. Thế nhưng, khó mà thỏa mãn được những đòi hỏi này, đặc biệt một khi nhà xã hội học chọn tiền bạc làm đối tượng nghiên cứu: vì khi nói đến tiền bạc, các tác giả dường như liên tưởng ngay tới ý thức đạo đức. Một vòng kim cô đè nặng lên tiền bạc, được hình thành qua nhiều thế kỷ tố cáo của các nhà đạo đức, triết gia hay các nhà thần học. Cho nên ngày nay, nhiệm vụ đầu tiên của một bộ môn xã hội học về tiền bạc không phải là phủ nhận di sản này, mà là nâng nó lên thành đối tượng nghiên cứu, bằng cách làm rõ những nguồn gốc của giá trị đạo đức, văn hóa và tôn giáo được gán cho tiền bạc (chương I). Một ngành xã hội học về tiền bạc cũng phải nghi ngờ một lối diễn ngôn vốn coi đồng tiền như một công cụ nhằm tạo thuận lợi cho mọi trao đổi. Chống lại cách nhìn mang tính công cụ hóa này, và trái lại, cần phải chỉ ra rằng tiền bạc giả định nằm trong một tổ chức phức tạp vì nó chất chứa mạnh mẽ sự tin cậy của những người sử dụng nó và vì nó phụ thuộc vào một quyền lực chính trị có khả năng đảm bảo việc sử dụng nó (chương II). Khi khẳng định vị thế cao hơn của sự kiện xã hội và chính trị đối với chức năng kinh tế của tiền bạc và trong chừng mực mà tính phổ cập của tiền tệ ngày nay đã được xác nhận, thì sự phân biệt giữa đồng tiền hiện đại và đồng tiền tiền-hiện đại có còn thích đáng chăng? Vị trí của những quan hệ tiền tệ xuất hiện như một nét đặc trưng của các xã hội đương đại. Vấn đề còn lại là tìm hiểu sự đặc thù của tiền bạc trong các xã hội hiện đại cũng như những hệ quả của nó: tiền tệ hóa đời sống hằng ngày cuối cùng là một sự tha hóa hay sự giải phóng con người hiện đại (chương III)? Chúng ta cũng phải phân tích những thực tiễn cụ thể của tiền tệ đương đại kể từ nay đã được phi vật thể hóa một cách rộng rãi. Một khi hiện tượng ngân hàng hóa và tín dụng đã làm biến đổi những cách vận dụng tiền bạc, thì các cá nhân cần đến những năng lực nào để nắm bắt nó (chương IV)? Trong một xã hội mà tiền bạc có mặt khắp nơi, lưu thông đến tận không gian riêng tư và không gian gia đình, thì các cá nhân đã tìm được những cách dàn xếp nào để giữ một khoảng cách với tiền bạc (chương V)? Cuối cùng, với tư cách là dấu chỉ xã hội quan trọng hàng đầu, tiền bạc có đủ để phân định đường biên giới giữa các nhóm xã hội hay không? Xét về mặt xã hội học, các phạm trù về sự giàu sang và sự nghèo khổ có hiệu lực đến mức nào (chương VI)?

Trước khi đi xa hơn, chúng tôi phải làm rõ những thuật ngữ được dùng. Trái với tiếng Anh vốn chỉ có một từ “money”, tiếng Pháp còn phân biệt “argent” (tiền bạc) với “monnaie” (tiền tệ). Trong những dòng trên, chúng tôi cũng đã sử dụng cả hai. Phải chăng như vậy là chúng hoàn toàn có thể thay thế cho nhau? Tựa quyển sách này có nên đặt là Xã hội học về tiền tệ hay không? Ngay từ đầu quyền sách này, chúng tôi sẽ xuất phát từ nghĩa thông dụng khi cho rằng trong tiếng Pháp, những ý nghĩa gắn với từ tiền bạc bao trùm những thực tiễn và tư duy vượt ra ngoài những ý nghĩa được liên kết với từ tiền tệ. Do đó, chúng tôi sẽ xem tiền tệ [monnaie] như là phương tiện vật thể của sự trao đổi (hay phi vật thể trong trường hợp của bút tệ), và xem tiền bạc [argent] như thể chế chính trị, xã hội và đạo đức của phương tiện này. Nói cách khác, nếu tiền tệ bao giờ cũng tượng trưng cho tiền bạc (chính vì thế trong những trang sau thường sẽ đề cập đến tiền tệ) thì tiền bạc luôn là một điều gì đó nhiều hơn tiền tệ. Tiền bạc chính thực là tiền tệ trong chiều kích xã hội học của nó. Ngược lại, trong chừng mực mà trong tiếng Pháp không có tính từ tương ứng một cách chính xác với khái niệm tiền bạc, thì tính từ “monétaire” sẽ được dùng mà không phân biệt là liên quan đến tiền tệ (monnaie) hay tiền bạc (argent).

Trong thực tiễn kinh tế hằng ngày, tiền bạc khoác nhiều hình thái: khi được tích lũy, đó là vốn cho doanh nhân, hay tài sản của gia đình. Thu nhập được bằng lao động thì nó là lương; được ký gửi ở ngân hàng thì nó là tiết kiệm, trở thành tín dụng khi được cho vay, v.v.  Trong quyển sách này, chúng ta sẽ gặp nhiều hình thái trên của tiền bạc. Tuy thoạt nhìn có vẻ khác nhau, điểm chung của những hình thái này cung cấp sợi chỉ xuyên suốt cho suy nghĩ của chúng tôi: chúng đều biểu trưng một giá trị được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ và tạo ra những hiệu ứng cụ thể, mang tính biểu tượng hoặc xã hội mà chúng tôi sẽ mô tả trong những trang sau.

3. Mục lục

Dẫn nhập        

Chương I

SỰ KẾT ÁN TIỀN BẠC VỀ MẶT ĐẠO ĐỨC

Mammon, người hà tiện và người cho vay nặng lãi: ba khuôn mặt của tiền bạc       

Cuộc chiến tranh của các Thượng đế

Lòng tham không đáy      

Cho vay tiền là điều không thể nghĩ đến  

Khó biện minh cho tính chính đáng của tiền bạc

Những biện minh mang tính tự do và sự kháng cự chống lại thói tích lũy tiền bạc (antichrématiste)     

Một giai cấp tư sản bị ngăn trở    

Chương II

TIỀN BẠC, MỘT ĐỊNH CHẾ XÃ HỘI

Những giới hạn của cách tiếp cận xem tiền tệ là trung tính  

Nhà kinh tế học chống nhà xã hội học?   

Lợi ích có tính phát hiện của những cuộc khủng hoảng tiền tệ: trường hợp của Argentina

Tiền tệ, vấn đề niềm tin          

Mạng tiền tệ và sự tin tưởng có hệ thống 

Những nguồn gốc chính trị của sự tin tưởng       

Từ chủ quyền tiền tệ đến tiền tệ tối cao    

Chương III

TIỀN BẠC TRONG CÁC XÃ HỘI HIỆN ĐẠI:

TỔN THẤT VÀ LỢI NHUẬN

Tiền tệ: một định chế cơ bản của tính hiện đại          

Tiền tệ hóa và khách thể hóa giá trị         

Sự trở lại của xu hướng chống lại thói tích lũy tiền bạc        

Marx và việc tố cáo thói ham tiền [mammonisme]          

Simmel và những căn bệnh tiền tệ           

Giải phóng bằng tiền bạc       

Tiền bạc: nguồn gốc của áp bức?       

Một quyền tự do không nội dung      

Chương IV

TÍN DỤNG VÀ TÀI CHÍNH HÓA

Pháp, một nước mà hầu như mỗi cư dân có một tài khoản ngân hàng          

Khi các hộ gia đình có tài khoản ngân hàng       

Phi vật thể hóa đồng tiền 

Tín dụng         

Tín dụng tuần hoàn (revolving) và thẻ tín dụng   

Những kỹ năng cần thiết để làm chủ đồng tiền đương đại    

Tiền vô hình         

Bị loại trừ ra khỏi xã hội và siêu hội nhập ngân hàng      

Chương V

TIỀN BẠC, GIA ĐÌNH VÀ SỰ RIÊNG TƯ

Mùi của đồng tiền      

Đánh dấu đồng tiền         

Những sự được mất về tiền tệ của các gia đình đương đại   

Làm dịu bớt vấn đề tiền bạc trong các khoản trợ giúp trong gia đình     

Giảm thiểu vai trò của tiền bạc gia tài     

Tiền bạc của vợ chồng           

Người kiếm gạo để thổi cơm chung (breadwinner)         

Lao động của phụ nữ       

Chương VI

TIỀN CỦA NGƯỜI GIÀU VÀ TIỀN CỦA NGƯỜI NGHÈO

Giàu, nghèo và tiền bạc         

Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối        

Xác định một ngưỡng giàu?        

Làm dịu bớt vấn đề tiền bạc trong sự giàu có      

Những đường biên giới biểu tượng         

Tính năng động của vốn biểu tượng        

Những cách tiêu tiền  

Cách chi tiêu và các giai cấp xã hội        

Người nghèo trả nhiều hơn          

Đạo đức của sự chi tiêu   

Kết luận         

Tài liệu tham khảo      

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm