Tên sách: Bản đồ tâm hồn con người của Jung
Tác giả: Murray Stein
Dịch giả: Bùi Lưu Phi Khanh
Khổ sách: 14x20,5 cm
Số trang: 332 trang
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Tủ sách: Tủ sách Dẫn nhập
I. Tác giả:
Murray Stein, sinh năm 1943, Chủ tịch Hội Phân tích Tâm lí học phân tích thế giới nhiệm kì 2001-2004, từng học tập và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Yale và Viện C.G.Jung ở Chicago. Ông đã thực hành phân tích tâm lí trong hơn hai mươi năm, và hiện nay đang giảng dạy tại Viện C.G.Jung ở Chicago. Một số tác phẩm đã xuất bản của ông là: Practicing Wholeness (1996), Transformation: Emergence of the Sefl (1998), và đặc biệt là Junglian Psychoanalysis (tái bản lần thứ 2 năm 1995). Murray Stein đã xuất bản nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị về học thuyết tâm lí của C.G.Jung và cuốn mới nhất là The Principle of Individuation (2007).
II. Tác phẩm:
Bản đồ tâm hồn con người của Jung là cuốn sách mang tính dẫn nhập vào những công trình trừu tượng của một trong những bộ óc vĩ đại nhất thế kỉ XX – C.G.Jung. Được viết bởi Murray Stein, một nhà tâm lí học có thâm niên nghiên cứu lí thuyết của Jung, cuốn sách được đánh giá là giải thích khá tốt các khái niệm, đưa ra một cái nhìn mang tính khái quát và đơn giản, thống nhất và toàn diện về tầm nhìn tư tưởng của Jung. Cuốn sách cũng được kì vọng sẽ cung cấp những kiến thức nền tảng để hiểu sâu hơn về thế giới bên trong tâm hồn con người.
III. Mục lục
Lời cảm ơn
Lời giới thiệu
Dẫn nhập
Chương 1: Bản ngã (bản ngã - ý thức)
Chương 2: Nội tâm (Các phức cảm)
Chương 3: Năng lượng tâm thần (Lí thuyết Libido)
Chương 4: Những ranh giới của tâm thần (Các bản năng, cổ mẫu và vô thức tập thể)
Chương 5: Cái bộc lộ và cái che giấu trong các quan hệ với người khác (Mặt nạ và Bóng âm - Persona và Shadow)
Chương 6: Đường vào nội tâm sâu thẳm (Anima - phần tâm thần vô thức nữ và animus - phần tâm thần vô thức nam)
Chương 7: Trọng tâm siêu việt của tâm thần và sự tổng thể (Tự Ngã)
Chương 8: Sự xuất hiện của tự ngã (Cá nhân hóa)
Chương 9: Về thời gian và sự vĩnh cửu (Nguyên lí đồng thời tương ứng)
Thuật ngữ
Tài liệu tham khảo
IV. Trích sách
“Có một câu chuyện học trò kể về Jung ở Zurich. Có một lần bị phê phán về sự không nhất quán trong một vài điểm của lí thuyết, ông đã trả lời: “Tôi đã để mắt tôi vào ngọn lửa trung tâm, và cố gắng đặt nhiều tấm gương xung quanh để trình chiếu nó cho những người khác. Thỉnh thoảng mép của những tấm gương đó tạo ra khoảng trống và không khớp với nhau chính xác. Tôi không thể làm gì hơn. Hãy nhìn vào những gì mà tôi đã cố gắng chỉ ra”.
Tôi coi nhiệm vụ của mình là mô tả chính xác nhất có thể những gì mà Jung chỉ ra trong những tấm gương đó. Nó là một cái nhìn đã trụ vững được trước nhiều người thuộc thế hệ chúng ta và có lẽ là một cái nhìn thấy trước được tương lai. Trên tất cả, những tác phẩm của ông đưa ra cho chúng ta những hình ảnh về một bí ẩn lớn, đó là tâm thần con người”.
(Trích Dẫn nhập, Bản đồ tâm hồn con người của Jung – Murray Stein)