divivu logo
Sang Tây – Mười tháng ở Pháp
| Chia sẻ |
Sang Tây – Mười tháng ở Pháp
Cập nhật cuối lúc 16:33 ngày 06/07/2018, Đã xem 433 lần
  Đơn giá bán: 55 000 đ
  Model:   Bảo hành: 255 Tháng
  Tình trạng: Còn hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 55 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I. THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Sang Tây – Mười tháng ở Pháp ­­

Tác giả: Phạm Vân Anh (Đào Trinh Nhất)

Sưu tầm và giới thiệu: Nguyễn Hữu Sơn

Số trang:  188 trang

Khổ sách: 13 x 20,5 cm

Loại sách: bìa mềm

Giá bìa: 55.000 VNĐ

Nhà xuất bản Tri thức: 2018

II. GIỚI THIỆU SÁCH

1.Tác giả

ĐÀO TRINH NHẤT (1900-1951), tự Quán Chi, từng ký các bút danh: Vân Anh, Phạm Vân Anh, Cô Phạm Vân Anh, Doãn Chu, Nam Chúc, Anh Đào, Hậu Đình, Viên Nạp, Bất Nghị, Vô Nhị, Hồng Phong, Trường Thiệt, Trương Văn Thu, Tinh Vệ, XYZ…; sinh tại thành phố Huế; cha là Đình nguyên đệ nhị giáp Đào Nguyên Phổ (1861-1908); nguyên quán xã Thượng Phán, tổng Đồng Chân, huyện Quỳnh Côi (nay thuộc xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình); là nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu lịch sử-văn hóa, dịch giả nổi tiếng nửa đầu thế kỷ XX. Ông từng sống và làm việc ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn,  làm Chủ bút Phụ nữ tân văn giai đoạn 1929-1932 và cộng tác với nhiều báo. Các công trình khảo cứu tiêu biểu: Thế lực Khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ (1924); Việt sử giai thoại (1934), Nước Nhựt Bổn ba mươi năm duy tân, Phan Đình Phùng - Nhà lãnh đạo 10 năm kháng chiến (1866-1895) ở Nghệ Tĩnh (1936), Việt Nam Tây thuộc sử (1937), Đông Kinh nghĩa thục (1938); và tiểu thuyết Cô Tư Hồng (ký Hồng Phong; In báo Trung Bắc chủ nhật, 1940; Trung Bắc Thư xã xuất bản, 1941), Con trời ngã xuống đất đen (Nxb Bốn phương, 1944)...

2. Tác phẩm

Trải mười tháng ở Pháp, tác giả có nhiều dịp tham dự các hoạt động chính trị-xã hội và bước đầu nhận ra những điều khác lạ, bao gồm cả sự hợp lý và nghịch lý của xã hội dân chủ tư sản Pháp. Ngay các tên đề mục như Để chưn vào đất tổ tự do và cách mạng, Dự một cuộc mết tinh của học sanh An Nam, Tình cảnh học sanh ta ở Pháp theo con mắt tôi thấy, Tình hình người Việt Nam ở bên Pháp, Hội cự những nhà ở tồi tệ (Ligue Nationale contre le taudis), Hội cự rượu (Ligue Nationalle contre l'Alcolisme), Đồng bào ông Tôn Dật Tiên ở Paris cũng cho thấy rõ mối quan tâm của cô Phạm Vân Anh. Điều khá kỳ lạ (!) là lưỡi kéo kiểm duyệt hà khắc (!) của chính quyền thực dân Pháp tại An Nam lại tương đối rộng rãi khi để cho cô Phạm Vân Anh đặt câu hỏi tố cáo hoạt động thu lợi nhuận vô nhân đạo từ việc bán rượu và thuốc phiện: "Lạ sao bên ta có thuốc phiện gọi là công-yên, dân có quyền hút tự do thong thả, sổ công-nho mỗi năm, khoản thâu vô có 7, 8 trăm triệu đồng, nhờ có một nó đã được 230 triệu; thế mà ở bên Pháp bán thuốc phiện thì cho là đồ quốc cấm, ai hút thuốc phiện thì ba tháng tù? Lại sao bên Pháp có hội phản đối rượu lập ra, nhà nước cũng tán thành cho; thế mà bên ta thì ông Fontaine được độc quyền nấu rượu công-xi, không ai dám nói; nói động đến ông Fontaine hay là cổ động tẩy chay rượu công-xi thì người ta cho là làm pô-li-tích?... Khi em ở nhà hội nầy ra về, trong óc cứ bâng khuâng suy nghĩ mãi. Suy nghĩ sao nước Pháp đã thành tâm khai hóa cho ta mà rượu và thuốc phiện là hai thứ thuốc độc giết người lại để cho được hoành hành mà không ngăn cấm?"[1]... Thêm nữa, rất nhiều lần cô Phạm Vân Anh nói đến hoạt động của cộng sản và cuộc đấu tranh xã hội của các phe phái, trong đó có vấn đề đấu tranh giai cấp, chính quốc và thuộc địa, lớp chủ và thợ, sự phân hóa giàu nghèo. Trải qua gần một thế kỷ, xã hội Pháp ngày nay đã điều chỉnh và phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, những ghi chép của cô Phạm Vân Anh ngày đó cũng cho thấy phần nào diện mạo đời sống xã hội nước Pháp và khả năng áp bức, chi phối, bóc lột của tư bản Pháp với người dân lao động cả ở chính quốc cũng như nước thuộc địa.

3. Mục lục

Lời giới thiệu  7

Phần một:
SANG TÂY (Du ký của một cô thiếu nữ)                                       

Du ký sang Tây 

Phần hai:
MƯỜI THÁNG Ở PHÁP                                                            

Để chưn vào đất tổ tự do và cách mạng 

Lên Paris 

Đại quan về thành phố Paris 

Dự một cuộc mết tinh của học sanh An Nam 

Vào đền Panthéon 

Các thơ viện ở Paris 

Tình cảnh học sanh ta ở Pháp theo con mắt tôi thấy 

Hội cự rượu (Ligue Nationale contre l’Alcoolisme)

Viện bảo tàng Le Louvre 

Đồng bào ông Tôn Dật Tiên ở Paris 

Hội cự những nhà ở tồi cựu tệ

(Ligue nationale contre le taudis)

Tình hình người Việt Nam ở bên Pháp 

Một gia đình bên Pháp 

Một gia đình bên Pháp

Cái ngày Nội trợ (Journée Ménagère)

4. Điểm nhấn

“Nhưng tới nay người ta vẫn không biết Vân Anh là ai. Ai dè Vân Anh chính là Đào Trinh Nhất, ông chủ bút của Phụ nữ tân văn. Đào quân đã đem hết thông minh tài trí để phục vụ tờ báo, gây cho nó một uy tín lớn lao mà không cần cho ai biết tới sự đóng góp của mình…”

[...]

“Xét ra cho cùng, cái xã hội mình tệ thiệt. Trừ ra một đôi người có lòng bác ái từ bi thì không nói, còn phần nhiều thì ai nấy chỉ lo lấy mình mà thôi, chớ không thèm ngó ngàng gì đến ai hết... Cảnh đời như vậy, hèn chi có nhiều người đã sang Pháp, thấy mọi việc tổ chức xã hội ở bên ấy, về thấy xã hội mình mà sanh buồn sanh chán là vì thế”

[...]

“Đến nay, một số tác phẩm du ký viết về nước Pháp và mối quan hệ Việt-Pháp thuộc giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX đã bước đầu được sưu tập, tuyển in lại. Trong thời gian tới, việc tăng cường sưu tập và hoàn thành một bộ toàn tập các tác phẩm du ký theo chủ điểm nói trên chắc chắn không chỉ có ý nghĩa trên phương diện lịch sử mà còn giúp ích cho việc nhận thức con đường đổi mới, phát triển đất nước cũng như chính mối quan hệ Việt-Pháp trong hiện tại và cả thì tương lai.” 

(Trích Lời giới thiệu, Sang tây – Mười tháng ở Pháp, Đào Trinh Nhất, NXB Tri thức 2018)

 

 



[1] Phạm Vân Anh: Mười tháng ở Pháp, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 37, ra ngày 23-1-1930, tr. 19-20.

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm