I) THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Tất định luận và tự do lựa chọn
Tác giả: ISAIAH BERLIN và HENRY HARDY
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 412 trang
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Hết sách
II) GIỚI THIỆU SÁCH
1) Tác giả
Isaiah Berlin (1909 – 1997): triết gia Do Thái, là người muốn hướng các nghiên cứu của mình tới đông đảo độc giả chứ không chỉ dành riêng cho các nhà chuyên môn. Ông quan niệm vai trò của triết gia đạo đức học là soi sáng vấn đề để giúp cho công chúng có những phán đoán của riêng họ, chứ không phải hướng dẫn họ sống thế nào.
Đóng góp to lớn nhất của ông cho nhận thức triết học là đã chứng minh được rằng thế giới đạo đức của con người với những giá trị được thừa nhận chung không phải là một thế giới hài hòa; những giá trị tốt đẹp có thể không tương thích (incompatible) với nhau, và trong nhiều trường hợp còn là bất khả ước (incommensurable), tức không thể có chung một thước đo.
2) Tác phẩm
Tất định luận và tự do lựa chọn là một tập hợp bài giảng và các tiểu luận của ông trong nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu. Tư tưởng cốt lõi xuyên suốt những bài viết này chính là: phạm trù đạo đức cơ bản của con người là giữ gìn quyền năng lựa chọn. Lẽ dĩ nhiên con người phụ thuộc vào các định luật sinh học cũng như tâm sinh lý học, nhưng liệu vì thế tự do của con người có bị vắt kiệt bởi những định luật đó hay không? Liệu có một xó nhỏ bé nào mà ở trong đó con người có thể tự do lựa chọn và không bị quy định hoàn toàn bởi tất định luận hay không? Nếu tự do lựa chọn chỉ là ảo giác thì khái niệm trách nhiệm đạo đức của con người về hành động của mình sẽ trở thành trống rỗng. Trong khi tự do triệt để không tương thích được với bình đẳng triệt để; thì giải pháp tốt nhất cho việc hóa giải xung đột này là thừa nhận một không gian tự do theo khái niệm phủ định, đồng thời khẳng định quyền bình đẳng về cơ hội cho mọi người, bãi bỏ mọi đặc quyền ưu đãi vì thành phần xuất thân, màu da hay các đặc trưng khác có nguồn gốc tương tự.
3) Mục lục
Lời giới thiệu: Isaiah Berlin - tiểu sử và tác phẩm (trong tập Bốn tiểu luận về tự do)
Các ý tưởng chính trị trong thế kỷ 20
Tính tất yếu của lịch sử
Hai khái niệm về tự do
John Stuart Mill và những cứu cánh của cuộc sống
Từ hy vọng và sợ hãi dẫn đến tự do
Tự do
Sự ra đời của chủ nghĩa cá nhân Hy Lạp
Hồi tưởng chung cuộc
Một bức thư gửi George Kennan
Lời bạt của người dịch (bài viết Thay cho lời giới thiệu trong tập Tất định luận và tự do lựa chọn)