I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao
Tác giả: Trịnh Xuân Thuận
Dịch giả: Phạm Văn Thiều, Ngô Vũ
Khổ sách: 15 x 24 cm
Số trang: 784 trang
Giá bìa: 215.000 VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
Năm xuất bản: 2011
Tái bản: 10/2012
Mọi thông tin chi tiết về cuốn sách cũng như chuỗi sự kiện của GS. Trịnh Xuân Thuận xin xem thêm tại: http://bautroivacacvisao.wordpress.com.
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1. Tác giả Trịnh Xuân Thuận (sinh năm 1948) là một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn, một nhà văn đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Ông còn là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và một nhà hoạt động cho môi trường và hòa bình. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng trong lĩnh vực thiên văn và trong lĩnh vực văn hoá xã hội.
2. Tác phẩm:
Với dung lượng đồ sộ, gần 800 trang, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao là cuốn sách dành cho những người muốn khám phá bầu trời và các vì sao, nhưng không nhất thiết phải có hành trang khoa học của một chuyên gia. Các mục từ được biên soạn một ngôn ngữ rõ ràng, đơn giản, giàu hình ảnh ẩn dụ nhưng không vì thế mà mất đi tính chính xác và khoa học. Cuốn từ điển trước hết chứa các mục từ mô tả cái thế giới lạ lùng và kỳ diệu của vật lý thiên văn: các "sao lùn trắng, các pulsar, các "lỗ đen"…, sau đó đề cập tới các mục từ nói về nguồn gốc của nhân loại, những mục từ kể về thiên sử thi hùng tráng của vũ trụ…
***
3. Mục lục
A, Ă, Â
Ánh sáng hóa thạch
Ánh sáng không nhìn thấy được
Ánh sáng khuếch tán của vũ trụ
Ánh sáng và bóng tối
Ánh sáng vũ trụ và vật lý thiên văn
Ảo tượng của Khí quyển Trái đất
Ảo tượng hấp dẫn
Ảo Tượng trái đất
Aristotle
Âm thanh khởi thủy của vũ trụ
B
Bẩm sinh và kinh nghiệm của các thiên hà
Bầu trời đêm
Bầu trời xanh
Big Bang
Bóng ma Copernicus
Brahé, Tycho
Bụi giữa các vì sao
Bức tường Planck (hay bức tường nhận thức)
Bức tường vận tốc ánh sáng
Bức xạ hóa thạch
C
Các Hệ Mặt trời khác
Các loại thiên hà
Các lực cơ bản
Cái chết của proton
Cặp Trái đất - Mặt trăng
Cấu tạo hóa học của vũ trụ
Cầu vồng
Chân không của vũ trụ
Chân không lượng tử
Chất thứ năm
Chòm sao
Chúa của Einstein
Chúa và Phật giáo
Chúa và sự phức tạp của vũ trụ
Chúa và Thời gian
Chúa và Vũ trụ học
Chuyển động lùi của hành tinh
Chuyển động trong vũ trụ
Con lắc Foucault
Copernicus, Nicolas
Cơ học lượng tử
Cực quang Bắc và cực quang Nam
D, Đ
Darwin, Charles
Detector ánh sáng
Diêm Vương tinh
Đa dạng sinh học
Đa vũ trụ
(Các) Đài thiên văn cổ đại
Đài thiên văn hiện đại
Đám sao
Đám sao cầu
Đám thiên hà
Đám và siêu đám thiên hà
Đất và Trời cổ đại
Đêm đen, hay nghịch lý Olberts
Định lý Gödel
E, Ê
Einstein, Albert: một thiên tài phức tạp
Europe
Ête
G
Gaia: Đất mẹ
Galilei, Galileo
H
Hành tinh kiểu Trái đất và hành tinh khổng lồ
Hành tinh ngoài Hệ Mặt trời
Hạt giống thiên hà
Hằng số vũ trụ
Hiệu ứng Doppler
Hiệu ứng nhà kính 1
Hiệu ứng nhà kính 2
Hình học của vũ trụ
Hỏa tinh
Hoàng đạo
Hoàng hôn 1
Hoàng hôn 2
Hỗn độn: sự cáo chung của chắc chắn và xác định
Hubble, Erwin: nhà thám hiểm tinh vân
I
Ích lợi của các sao siêu mới
K
Io
Kepler, Johannes
Khí hậu Trái đất
Khí quyển Trái đất
Khoa học và cái Đẹp
Khoa học và Lợi ích
Khoa học và Minh triết
Khoa học và Phật giáo
Khoa học và Phương pháp
Khoa học và Tâm linh
Khoa học và Thi ca
Khoảng cách trong vũ trụ: độ sâu của vũ trụ
Không-thời gian: một cặp không thể tách rời
Khúc xạ ánh sáng
Khúc xạ của khí quyển
Khúc xạ khí quyển Trái đất
Khủng long và Tiểu hành tinh sát thủ
Kiến trúc của vũ trụ, tấm toan vũ trụ
Kim tinh
Kính thiên văn không gian
Hubble
Kính thiên văn mặt đất
L
Lạm phát của vũ trụ
Laplace, Pierre-Simon de
Lịch sử vũ trụ
Lịch vũ trụ
Lỗ đen
Lỗ giun đào
Lỗ thủng tầng ozon
Lục quang tuyến
Lực hấp dẫn
Lý thuyết Dây
Lý thuyết thống nhất
M
MACHO và vật chất thông thường
Màu sắc
Mặt khuất của Mặt trăng
Mặt trăng, con đẻ của Trái đất
Mặt trăng đang rời xa Trái đất
Mặt trăng hãm chuyển động quay của Trái đất
Mặt trăng và thủy triều
Mặt trăng và trục quay của Trái đất
Mặt trời, nguồn ánh sáng
Mặt trời sinh ra, sống và chết
Mặt trời thần thoại
Mặt trời và khí hậu Trái đất
Mây (Lịch sử các đám mây)
Mây phân tử
Mộc tinh
Môi trường giữa các vì sao
Mũi tên thời gian
N
Năm ánh sáng
Năng lượng sao
Năng lượng tối: một vũ trụ tăng tốc
Newton, Isaac
Ngân Hà: quan niệm hiện đại
Ngân Hà - truyền thuyết
Ngẫu nhiên và Tất nhiên
Nghịch lý Olbers
Nguyệt thực
Nguồn gốc
Nguồn gốc của sự sống trên Trái đất
Nhật thực
Nhiệt động lực học và Vũ trụ
Những sinh vật ưa các điều kiện cực hạn
Nơtrino
Núi lửa của Trái đất
Nước
Ô
Ô nhiễm ánh sáng
P
Phản vật chất
Phân tử giữa các vì sao
Phổ biến khoa học
Platon
Poincaré, Henry: nhà tiên tri hỗn độn
Pulsar
Q
Quá khứ của vũ trụ
Quang hợp
Quasar
S
Sao
Sao Bắc Cực
Sao băng
Sao chổi, những đối tượng của mê tín
Sao kềnh đỏ
Sao lùn đen
Sao lùn nâu, sao bị chột
Sao lùn trắng
Sao siêu mới loại Ia: các sao lùn trắng bùng nổ
Sao siêu mới loại II: cơn hấp hối bùng nổ của các sao nặng
Sao xêphêit
Sét
Sinh vật ngoài Trái đất
Sinh vật ưa nhiệt
Sóng hấp dẫn
Stonehenge
Sự hình thành Hệ Mặt trời
Sự hình thành thiên hà
Sự sống là gì?
Sự sống ngoài Trái đất
Sự sống trên Trái đất: ADN và sự tái tạo sự sống
Sự sống trên Trái đất: sự sáng chế ra giới tính
Sự sống và các hành tinh khổng lồ
Sự sống và Cái chết
Sự sống và entropy
Sự tăng tốc của vũ trụ
Sự thống nhất của tự nhiên
Sự thống nhất của sự sống trên Trái đất
Sự trôi dạt của các lục địa
T
Thấu kính hấp dẫn
Thí nghiệm EPR
Thị sai
Thiên hà có nhân hoạt tính
Thiên hà háu ăn
Thiên hà Tiên nữ
Thiên thạch
Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh
Thói háu ăn của thiên hà
Thời gian đóng băng của ánh sáng
Thời gian tâm lý và thời gian vật lý
Thời gian và Chuyển động
Thời gian và Du hành tới tương lai
Thời gian và Hấp dẫn
Thời gian và quan hệ nhân quả
Thời gian và tính đồng thời
Thổ tinh
Thủy tinh
Thuyết Tha sinh
Thuyết Tương đối
Thực tại được tạo ra như thế nào?
Tia vũ trụ
Tiến động (tuế sai) của các điểm phân
Tiến hóa của vũ trụ
Tiểu hành tinh
Tinh vân hành tinh
Tinh vân hay vườn trẻ sao
Tính tổng thể của không gian
Titan và sự sống
Toán học và Tự nhiên
Tổng lượng của vũ trụ
Trái đất, hành tinh xanh
Triton
Tương lai gần của vũ trụ
Tương lai rất xa của vũ trụ
Tuổi của vũ trụ
V
Vành
Vành đai Kuiper
Vật chất tối ngoại lai
Vật chất tối thông thường
Vật liệu cấu thành hành tinh và sự hình thành Hệ Mặt trời
Vật lý thiên văn và thực tại
Vẻ đẹp và sự thống nhất của vũ trụ
Vẻ đẹp và tính đúng đắn của một lý thuyết
Vết Mặt trời
(Nguyên lý) Vị nhân
Viễn tải lượng tử
Vòng quay các mùa
Vũ điệu vũ trụ
Vũ trụ ảo
Vũ trụ dừng
Vũ trụ học
Vũ trụ luân hồi
Vũ trụ quan sát được
Vũ trụ song song
Vũ trụ thần linh
Vũ trụ thần linh-thần thoại
Vũ trụ thần thoại
Y
Vườn trẻ sao
Ý thức con người
W
***
4. Điểm nhấn
“Từ đêm đen của thời gian, con người đã đăm đắm nhìn lên bầu trời, cật vấn nó, thi vị hóa nó và thậm chí còn bi kịch hóa nó.
Mọi thứ trong vũ trụ đều thay đổi, vận động và có một lịch sử.
Vũ trụ có điểm bắt đầu, có hiện tại và sẽ có một tương lai.
Ngay cả các ngôi sao cũng không vĩnh viễn, chúng sinh ra, sống trọn cuộc đời của mình, rồi chết.
Không phải ở thang thời gian bách niên của cuộc đời con người mà là hàng triệu năm, thậm chí hàng tỉ năm.
Làm thế nào mà cái vô cùng bé lại có thể sinh nở ra cái vô cùng lớn?
Làm thế nào mà vũ trụ với toàn bộ hàng trăm tỉ thiên hà lại có thể vọt ra từ một chân không vi mô?
Mặt trời và Mặt trăng đã xuất hiện như thế nào?
Tất cả chúng ta chỉ là những hạt bụi của các vì sao và vì vậy chúng ta đều là con đẻ của thời gian.”
(Trích Bìa 4, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, Trịnh Xuân Thuận, NXB Tri thức, 2011)