divivu logo
Nhân học ở Việt Nam
| Chia sẻ |
Nhân học ở Việt Nam
Cập nhật cuối lúc 16:47 ngày 02/08/2018, Đã xem 744 lần
  Đơn giá bán: 132 000 đ
  Model:   Bảo hành: 255 Tháng
  Tình trạng: Hết hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 132 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I. THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Nhân học ở Việt Nam ­­

Tác giả: Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Văn Huy, Lâm Bá Nam, Vương Xuân Tình

Số trang: 456 trang

Khổ sách: 16 x 24 cm

Loại sách: bìa mềm

Giá bìa: 132.000 VNĐ

 

II. GIỚI THIỆU SÁCH

1. Tác phẩm

Đặt Nhân học ở Việt Nam trong bối cảnh lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 và trong mối quan hệ tương tác với các truyền thống Nhân học trên phạm vi toàn cầu, cuốn sách Nhân học ở Việt Nam là một tuyển tập nhiều bài viết tâm huyết của các nhà khoa học Việt Nam, Nhật Bản, Canada và Pháp. Tuyển tập gồm ba phần. 

Phần thứ nhất đưa các độc giả trở về với lịch sử hơn 100 năm truyền thống của ngành khoa học Nhân học để thấy được những đóng góp to lớn và rất riêng của các nhà nhân học như Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Đức Từ Chi và Viện Viễn đông bác cổ Pháp... đối với sự hình thành và phát triển của chuyên ngành Dân tộc học theo truyền thống Dân tộc học Pháp và truyền thống Dân tộc học Xô-viết, cũng như sự chuyển đổi từ Dân tộc học sang Nhân học ở Việt Nam trong những  thập kỷ đổi mới và hội nhập quốc tế gần đây.

Phần thứ hai làm rõ thực trạng, vấn đề và triển vọng nghiên cứu của các chuyên ngành của ngành khoa học Nhân học như Nhân học về giới, Nhân học chữ viết, Nhân học sinh thái, Nhân học tộc người cũng như các hướng nghiên cứu về sinh kế, di sản văn hóa... tại Việt Nam.

Phần thứ ba phân tích thực trạng đào tạo và giảng dạy Nhân học, nhận diện những khó khăn và thách thức hiện tồn, thảo luận các giải pháp quảng bá ngành học, nâng cao chất lượng đào tạo Nhân học theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội và tiến trình hội nhập quốc tế.

2. Mục lục

Lời cảm ơn   9

Lương Văn Hy
Nhân học: Lịch sử, nghiên cứu về Việt Nam, và đào tạo   

Phần I
Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Đức Từ Chi trong nhân học Việt Nam

Phạm Khiêm Ích
Góp phần nghiên cứu nhân học ở Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế   

Olivier Tessier
Những bước đi đầu tiên của dân tộc học ở Việt Nam: Vai trò thúc đẩy của Viện Viễn Đông bác cổ Pháp trong nửa đầu thế kỷ 20  

Ngô Đức Thịnh
Nguyễn Văn Huyên và nghiên cứu văn hóa Việt Nam    

Đỗ Lai Thúy
Nhân học văn hóa - Nhìn lại Nguyễn Văn Huyên và từ Nguyễn Văn Huyên nhìn lại  

Đinh Hồng Hải
Tri thức bác học của Nguyên Văn Huyên: Dẫn liệu từ Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam   

Nguyễn Phương Ngọc
Nguyễn Văn Huyên với việc tổ chức nghiên cứu và đào tạo nhân học (1938-1945) 

Nguyễn Mạnh Tiến
Trí thức Việt Nam đầu thế kỷ 20: Trường hợp Nguyễn Văn Huyên đối diện với sự kiện Hát đối đáp   

Bùi Xuân Đính
Từ Chi và nghiên cứu về làng xã - Những điều ông dạy học trò   

Nguyễn Duy Thiệu
Từ Chi với trường phái dân tộc học đề cao nghiên cứu thực địa   

Lê Hồng Lý
Nhà dân tộc học Từ Chi và cách ông dạy học trò   

Trần Hữu Sơn
Cá tính Từ Chi trong ứng xử với nghề dân tộc học  

Phạm Văn Dương
Tiếp cận nhân học trong trưng bày “Từ Chi - Nhà Dân tộc học” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam    

Phần II
Một số vấn đề nghiên cứu

Kato Atsufumi
Những đặc điểm của nhân học về Việt Nam ở Nhật Bản   

Nguyễn Thu Hương
Nhân học về giới ở Việt Nam từ khi Đổi mới 

Phan Phương Anh
Nhân học chữ viết: Lịch sử, cách tiếp cận và triển vọng ở Việt Nam    

Nguyễn Công Thảo
Nhân học sinh thái ở Việt Nam: Hai giai đoạn, một con đường   

Lý Hành Sơn
Nhân học về người Dao ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra   

Nguyễn Ngọc Thanh
Quy ước sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Dao ở Việt Nam    

Sarah Turner và Jean Michaud
Sinh kế nơi biên cương: Sự thích ứng của người Hmông ở vùng biên giới Việt - Trung   

Nguyễn Thị Thanh Bình
Một số vấn đề trong nghiên cứu hôn nhân xuyên biên giới ở Việt Nam    

Đinh Thị Thanh Huyền
Sáng tạo lại truyền thống và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam: Trường hợp Quan họ Bắc Ninh   357

Phạm Văn Lợi
Một số vấn đề trong nghiên cứu về nhà ở của các tộc người ở Việt Nam    

Phần III
Đào tạo và giảng dạy nhân học: Thực tiễn và gợi mở

Vương Xuân Tình
Một số đổi mới theo hướng ngành nhân học ở Viện Dân tộc học (2000 - 2015) 

Nguyễn Văn Sửu
Vấn đề tộc người trong định hướng phát triển của Khoa Nhân học ở Đại học Quốc gia Hà Nội  

Huỳnh Ngọc Thu
Một số vấn đề về đào tạo đại học ngành nhân học ở Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh   

Nguyễn Trường Giang, Thạch Mai Hoàng, Lương Thị Minh Ngọc
Một số gợi ý giảng dạy học phần Nhân học đại cương  

Nguyễn Văn Tiệp
Nhân học ứng dụng và việc giảng dạy, nghiên cứu nhân học ứng dụng ở Việt Nam   

Ngô Thị Phương Lan
Hội nhập quốc tế và tính địa phương trong giảng dạy Nhân học kinh tế ở Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh    

 

 

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm