I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Hòa bình tình yêu và tự do
Tác giả: Tom G. Palmer
Dịch giả: Đinh Tuấn Minh và cộng sự
Số trang: 352 trang
Khổ sách: 13 x 20,5 cm
Loại sách: bìa mềm
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1.Tác giả
Tiến sĩ Tom G. Palmer là Phó Chủ tịch quản trị cho các chương trình quốc tế của mạng lưới Atlas Network. Ông giám sát công việc của các nhóm hoạt động trên khắp thế giới để thúc đẩy những nguyên tắc về chủ nghĩa tự do cổ điển và làm việc với một mạng lưới toàn cầu của các think-tank[1] và các viện nghiên cứu. Tiến sĩ Palmer là hội viên lâu năm của Viện Cato, nơi ông đã từng là phó chủ tịch cho các chương trình quốc tế và giám đốc Trung tâm Thúc đẩy nhân quyền.
Ông cũng là học giả H. B. Earhart tại trường Hertford tại Đại học Oxford và là Phó Chủ tịch của Viện Khoa học nhân văn ở đại học George Mason. Ông cũng là một thành viên của Hội đồng Cố vấn của Students for Liberty. Ông đã xuất bản một số bài phê bình và bài báo về chính trị và đạo đức trên các tạp chí học thuật như Harvard Journal of Law and Public Policy, Ethics, Critical Review và Constitutional Political Economy, cũng như tại các nhà xuất bản như Slate, the Wall Street Journal, the New York Times, Die Welt, Al Hayat, Caixing, the Washington Post và the Spectator of London.
Ông nhận bằng cử nhân về khoa học xã hội từ trường St. Johns ở Annapolis, Maryland, bằng thạc sĩ Tâm lý học từ Đại học Công giáo Hoa Kỳ (The Catholic University of America) tại Washington; và bằng tiến sỹ chính trị từ đại học Oxford. Tác phẩm học thuật của ông đã được công bố trên những cuốn sách Princeton University Press, Cambridge University Press, Routledge và các nhà xuất bản học thuật khác. Ông cũng là tác giả của Realizing Freedom: Libertarian Theory, History and Practice [Nhận ra tự do: lý thuyết về tự do cá nhân, lịch sử và thực tiễn] (bản mở rộng xuất bản năm 2014); và là người chủ biên cho các cuốn The Morality of Capitalism [Thị trường và đạo đức], xuất bản năm 2011, After the Welfare State [Hướng đến kỷ nguyên hậu nhà nước phúc lợi], xuất bản năm 2012 và Why Liberty [Nguyên lý nền tảng cho một thế giới thịnh vượng và hòa bình], xuất bản năm 2013. (Cả ba tác phẩm này đều đã được dịch sang tiếng Việt, NXB Tri thức xuất bản - ND).
2. Tác phẩm
Trong cuốn sách Hòa bình, Tình yêu và Tự do, các tác giả đã dựa trên những nền tảng của nhiều lĩnh vực, bao gồm: tâm lý học, kinh tế học, khoa học chính trị, lịch sử, luật pháp, xã hội học, triết học đạo đức, thơ ca, văn học và mỹ học. Tất cả những lĩnh vực này đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm hiểu bản chất của chiến tranh và hòa bình. Trên thực tế, bạn có thể đọc riêng rẽ từng bài luận mà vẫn có thể nắm bắt được ý nghĩa và thông điệp truyền tải. Bạn cũng có thể đọc theo bất kỳ trật tự nào. Một số bài luận có tính hàn lâm cao, trong khi một số bài khác, cũng rất “nặng ký”, nhưng lại có thể đọc và nắm bắt được vấn đề mà không cần phải nhìn vào chú thích. Mục tiêu là đưa được những vấn đề quan trọng đến được với đại đa số độc giả quan tâm thông qua lý lẽ và dẫn chứng để nhằm mô tả mối liên kiết chặt chẽ giữa tự do và hòa bình. (Các lý lẽ này tập trung nhiều vào hòa bình và tự do hơn là tập trung vào yêu thương bởi một lý do đơn giản: đối với hòa bình và tự do, con người có thể đấu tranh theo một trật tự khuôn mẫu, nhưng đối với tình yêu, con người chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim của chính mình. Vì lẽ đó, các thiết chế và hệ tư tưởng gắn với chiến tranh và hòa bình được tập trung khai thác với hy vọng: hòa bình sẽ được lựa chọn, lòng căm ghét sẽ được xóa bỏ và yêu thương sẽ làm nên tất cả.)
3. Mục lục
Lời mở đầu
1. Hòa bình là một lựa chọn
Chiến tranh là một hình thức bạo lực có tổ chức của con người
Có khi nào chiến tranh là đúng đắn?
Chiến tranh là thể hiện sức khỏe của một quốc gia
Ai là người phải giải trình?
Tự do và hòa bình
2. Xu hướng thoái trào của chiến tranh và khái niệm nhân tính
Bốn lý do khiến cho sự thoái trào của chiến tranh lại phù hợp với quan niệm duy thực về bản chất con người
Kết luận
3. Kinh tế học hòa bình: Hàng xóm giàu hơn là một tin tốt
Kẻ thắng – Người thua
Thế giới của nhà sản xuất – người tiêu dùng
“Luật Say” và lợi ích chung
Áp dụng Luật Say ở phạm vi quốc tế
Rào cản thương mại (“Chủ nghĩa bảo hộ”) là một cuộc chơi tổng âm
Hòa bình đem lại thịnh vượng
4. Phỏng vấn một doanh nhân vì hòa bình - Chris Rufer
5. Thương mại tự do đem lại hòa bình
Sự chuyển biến
Hoài nghi Thomas
Những lý do của hòa bình
“Bàn tay vô hình” của hòa bình
6. Kinh tế chính trị học về đế quốc và chiến tranh
Tin tốt: Bạo lực đang giảm dần 1
Các nền văn minh hay các quốc gia có nhất thiết phải “va chạm”?
Chủ nghĩa đế quốc trọng thương có phải là một phương án thành công?
Thế còn “Chiến tranh dầu mỏ (và các tài nguyên khác)”thì sao?
Ảo tưởng kinh tế và quan hệ quốc tế
Khi mà hàng hóa không thể vượt qua biên giới thì quân đội sẽ tràn qua
Một hiểu biết cổ đại
Ai là người quyết định?
7. Sự cẩn trọng với chiến tranh
trong thời kỳ Khai sáng Mỹ 183
8. Giảm chiến tranh: Công cụ chính sách thời hiện đại
Chiến tranh hay là sự chuyển dời quyền lực
Chiến tranh hiện đại
Kết luận
9. Quân sự hóa cảnh sát
10. Triết lý của hòa bình hay triết lý của xung đột
Triết lý của hợp tác
Triết lý của xung đột
Sự phân biệt bạn – thù
Ý tưởng năm 1914
Chiến tranh không phải là điều tất yếu
11. Nghệ thuật chiến tranh
12. Lời nguyện cầu trong chiến tranh
13. Được chết vì Tổ quốc
14. Truyện ngụ ngôn về người đàn ông già
và chàng trai trẻ
15. Hòa bình bắt đầu từ chính bạn
Học hỏi
Lan tỏa
Tổ chức
Tạo ra sự khác biệt: Chọn hòa bình
Gợi ý tài liệu tham khảo thêm 329
Đôi lời về tác giả Tom G. Palmer
Index
4. Điểm nhấn
" Chiến tranh khiến con người thù hận. Hận kẻ địch. Hận làng xóm. Hận bất cứ kẻ nào khác biệt. Hòa bình cho phép chúng ta yêu thương. Biến thù thành bạn. Biến xung đột thành hợp tác. Biến căm ghét thành tình yêu và tình bạn.
Vậy cái gì thúc đẩy hòa bình? Câu trả lời nằm ở tự do. Cái gì xói mòn tự do? Câu trả lời nằm ở chiến tranh"…
(Trích Lời mở đầu, Hòa bình tình yêu và tự do, Tom G. Palmer, NXB Tri Thức, 2016)
[1] Think-tank: Một nhóm các chuyên gia được tập hợp lại bởi chính phủ để phát triển ý tưởng về một chủ đề cụ thể nào đó và đưa ra các khuyến nghị hành động. –Cambridge Dictionary Online.
Tổ chức nghiên cứu được lập ra để giải quyết vấn đề nào đó và lên kế hoạch phát triển trong tương lai – Thefreedictionary.com.