Tên sách: Nhân học chính trị
Tác giả: Georges Balandier
Dịch giả: Thắng Vũ
Khổ sách: 16 x 24 cm
Số trang: 427
Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1. Về tác giả
Georges Balandier (1920) là Giáo sư danh dự Đại học Tổng hợp Paris Decarstes và Trường cao học thực hành. Ông là tác giả của nhiều công trình uy tín về xã hội học và nhân học.
2. Về tác phẩm
Lời giới thiệu
Cuốn sách này nhằm tới việc thỏa mãn một loạt đòi hỏi. Nó được dành cho nhân học chính trị, một chuyên ngành ra đời muộn của nhân học xã hội, nhằm giới thiệu mang tính phê phán các lí thuyết, các phương pháp và các kết quả của chuyên ngành này. Từ phương diện này, đây là công trình đầu tiên đề xuất một sự tổng hợp, một sự thử nghiệm suy tư một cách tổng thể về các xã hội chính trị - vốn xa lạ đối với lịch sử Phương Tây - đã được các nhà nhân học vén lộ. Vị thế khó khăn này tiềm ẩn những mối nguy có thể mắc phải; chúng có thể nảy sinh vì mọi tri thức khoa học trong quá trình tạo dựng đều phải chấp nhận ở vào thế dễ bị phê phán và một phần nào đó trở thành vấn đề gây tranh cãi. Một công trình kiểu này chỉ có thể thực hiện dựa vào những thành tựu đã đạt được, trong những thập kỉ vừa qua, theo hướng tập trung vào những điều tra trực tiếp, là những nghiên cứu đã mở rộng tập hợp các hệ thống chính trị “ngoại lai”, và những nghiên cứu lí thuyết mới đây nhất. Các nhà nhân học và xã hội học chuyên nghiên cứu Châu Phi đã có đóng góp lớn cho công việc này; điều này được chứng thực bởi chính số lượng những dẫn cứ các nghiên cứu của họ.
Công trình này cũng mong muốn chứng minh những đóng góp của nhân học chính trị đối với các nghiên cứu nhằm vào một sự xác định giới hạn rõ hơn, và một sự hiểu biết tốt hơn về trường chính trị. Nó định nghĩa một phương thức định vị, và như vậy là đem lại một câu trả lời cho sự phê phán của các chuyên gia vốn trách cứ các nhà nhân học chính trị là đã định hướng nỗ lực của họ vào một đối tượng không được xác định rõ. Công trình xem xét mối quan hệ của quyền lực với các cấu trúc cơ sở đem lại cho nó bệ đỡ đầu tiên, với các phân tầng xã hội làm cho nó trở nên cần thiết, với những nghi lễ đảm bảo cho sự bám rễ của nó trong cái thiêng và can thiệp vào các chiến lược của nó. Công việc này không thể soi tỏ vấn đề Nhà nước - và nó xem xét tỉ mẩn các đặc điểm của Nhà nước truyền thống -, song nó cho thấy ở mức độ nào thì cần thiết phải phân tách lí thuyết chính trị với lí thuyết về Nhà nước. Nó chỉ ra rằng toàn bộ các xã hội loài người [đều] sản sinh ra [cái] chính trị và toàn bộ chúng đều đối mặt với những thăng trầm của lịch sử. Đồng thời, những bận tâm của triết học chính trị cũng được nhìn nhận lại và theo một cách nhất định được làm mới ở đây.
Giới thiệu như vậy về nhân học chính trị không loại trừ việc xác định quan điểm lí thuyết. Ngược lại, đây chính là cơ hội để xây dựng một [chuyên] ngành nhân học năng động và mang tính phê phán trên một trong những địa hạt có vẻ là thuận hơn cả đối với việc kiến thiết nó. Theo nghĩa này, cuốn sách đề cập lại ở đây, với một mức khái quát hóa cao hơn, những bận tâm đã được xác định trong các nghiên cứu Châu Phi học của chúng tôi. Nó xem các xã hội chính trị không chỉ dưới khía cạnh các nguyên tắc chi phối tổ chức của chúng, mà còn trên cơ sở những hoạt động thực tiễn, những chiến lược và những thao túng mà chúng gây ra. Nó ghi nhận khoảng vênh tồn tại giữa các lí thuyết mà các xã hội sản sinh với hiện thực xã hội, chỉ là áng chừng và mong manh, được tạo ra từ hành động của con người - từ chính trị của họ. Do bản chất của đối tượng mà nó nghiên cứu, bởi những vấn đề mà nó xem xét, nhân học chính trị đã đạt được một hiệu quả mang tính phê phán không thể phủ nhận. Chúng tôi nhắc lại điều này với kết luận: chuyên ngành này giờ đã đạt được một hiệu lực công phá mà một số lí thuyết đã có vị thế vững chắc bắt đầu phải gánh chịu. Do vậy, nhân học chính trị góp phần vào việc làm mới tư duy xã hội học, một sự làm mới cần thiết do vận động của sự vật cũng như diễn tiến của các khoa học xã hội.
3. Mục lục
Lời giới thiệu
Chương 1: Kiến tạo nhân học chính trị
1. Ý nghĩa của nhân học chính trị
2. Xây dựng nhân học chính trị
3. Các phương pháp và
xu hướng của nhân học chính trị
Chương 2: Lĩnh vực chính trị
I. Các nhà tối đa luận và các nhà tối thiểu luận
2. Đối chiếu các phương pháp
3. Quyền lực chính trị và sự cần thiết
4. Các quan hệ và các hình thức chính trị
Chương 3: Quan hệ thân tộc và quyền lực
1. Quan hệ thân tộc và dòng họ
2. Năng động dòng họ
3. Các khía cạnh của “quyền lực phân nhánh”
Chương 4: Phân tầng xã hội và quyền lực
1. Trật tự và phụ thuộc
2. Các hình thức của phân tầng xã hội
và quyền lực chính trị
3. “Chế độ phong kiến” và quan hệ phụ thuộc
Chương 5: Tôn giáo và quyền lực
1. Nền tảng thiêng của quyền lực
2. Chiến lược cái thiêng và chiến lược quyền lực
Chương 6: Những khía cạnh của
Nhà nước truyền thống
I. Đặt câu hỏi về khái niệm Nhà nước
2. Những bất định trong nhân học chính trị
3. Các giả thuyết về nguồn gốc của Nhà nước
Chương 7: Truyền thống và hiện đại
1. Các tác nhân và khía cạnh
của biến đổi chính trị
2. Sự năng động của chủ nghĩa truyền thống
và của tính hiện đại
Kết luận: Những triển vọng của nhân học chính trị
Thư mục bổ sung