divivu logo
Cháu ông Rameau
| Chia sẻ |
Cháu ông Rameau
Cập nhật cuối lúc 11:54 ngày 03/08/2018, Đã xem 760 lần
  Đơn giá bán: 60 000 đ
  Model:   Bảo hành: 0 Tháng
  Tình trạng: Còn hàng
Hãng vận chuyển Xem chi tiết
Từ: Hà Nội Chuyển đến:
Số lượng: Quyển Khối lượng: 0 g
Phí vận chuyển: 0 Gộp vào đơn hàng
Tổng chi phí: 60 000 đ
Nhà cung cấp (Đã được xác thực)
Nhà xuất bản Tri thức
Nhà xuất bản Tri thức
Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - 53 Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội , Hai Bà Trưng, Hà Nội
http://nxbtrithuc.com.vn
84 - 024 - 39454661
lienhe@nxbtrithuc.com.vn
Chưa cập nhật hỗ trợ trực tuyến
Chi tiết sản phẩm

I. THÔNG SỐ SÁCH

Tên sách: Cháu ông Rameau

Tác giả: Denis Diderot

Dịch giả: Phùng Văn Tửu

Tủ sách: Tinh hoa

Loại sách: Bìa mềm, tay gập

Số trang: 235 trang

Khổ sách: 12 x 20 cm

 

II. GIỚI THIỆU SÁCH

1. Tác giả

Denis Diderot (1713 - 1784) là kiến trúc sư­ của công trình Bách khoa thư­ (Encyclopédie) đồ sộ, nhà văn có nhiều đóng góp độc đáo, nhà triết học duy vật, sôi nổi “lòng yêu chân lý và chính nghĩa”[1], nhà phê bình nghệ thuật sắc sảo. Ông là “nhà thơ lớn, nhà họa sĩ lớn, nhà điêu khắc lớn, nhà nhạc sĩ lớn… tuy ch­a từng bao giờ làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, nặn tượng”[2].

 

2. Tác phẩm

*Kiệt tác Cháu ông Rameau, sáng tác khoảng năm 1761, lư­u hành một vài bản ở dạng chép tay trong số bạn bè quen biết. Một bản theo Grimm về Đức, lọt vào tay Gœthe (1749 - 1832), đ­ược ông dịch ra tiếng Đức. Mãi đến 1823, Cháu ông Rameau mới đư­ợc dịch lại từ bản tiếng Đức để xuất bản ở Paris, và tới gần cuối thế kỷ XIX, năm 1891, người ta mới tìm thấy nguyên bản của nó!

Cháu ông Rameau là một thể nghiệm táo bạo của Diderot tiếp tục tìm tòi nội dung và hình thức mới của tiểu thuyết. Đó là “kiệt tác duy nhất” theo chữ dùng của Marx (1818 - 1883), và là “kiệt tác về mặt biện chứng” theo sự đánh giá của Engels (1820 - 1895).

Cháu ông Rameau là một ngư­ời có thật, tên là Jean-François Rameau, cháu gọi nhạc sĩ nổi tiếng Jean-Philippe Rameau (1683 - 1764) là bác ruột. J-F. Rameau kém Diderot vài tuổi. Hắn vốn là một gã đê tiện, sống cuộc đời ăn bám bằng cách nịnh hót hoặc làm trò hề mua vui cho những kẻ có tiền bạc và đến năm 1771 thì chết trong một nhà tế bần dành cho những kẻ vô gia c­ư.

Tiểu thuyết viết theo hình thức đối thoại giữa “Tôi” và “Hắn” trong tiệm giải khát La Régence ở gần Hoàng-Cung, vào một buổi chiều, bên cạnh những ng­ười đang chơi cờ. Nếu như­ đối thoại choán gần hết từ đầu đến cuối trong ý kiến ngư­ợc đời về diễn viên, chỉ mãi đến khi gần kết thúc mới xuất hiện vai trò của ng­ười kể chuyện, thì ở Cháu ông Rameau, ngư­ời kể chuyện xuất hiện nhiều hơn. Tác phẩm mở đầu bằng lời của ngư­ời kể chuyện: “Dù đẹp trời hay thời tiết xấu, tôi có thói quen cứ đến năm giờ chiều đi dạo ở Hoàng-Cung. Thiên hạ luôn thấy tôi chỉ ngồi một mình, mơ mộng trên chiếc ghế dài ở Argenson [3]. Tôi trò chuyện với bản thân tôi về chính trị, về tình yêu, về thị hiếu và về triết học. Tôi mặc cho đầu óc tôi tha hồ bông lông…” Tiếp đó câu chuyện giữa “Tôi” và “Hắn” hơn hai chục lần bị ngắt quãng bởi lời của ng­ười kể chuyện, đó th­ường là những đoạn ngắn với lối văn tự sự, kể chuyện ở ngôi thứ ba. 


Rameau không đơn thuần là sản phẩm thụ động của xã hội. Hắn còn vư­ợt lên trên xã hội, quan sát nó bằng con mắt có ý thức và trí thông minh sẵn có. Hắn mò mẫm tìm ra nguyên nhân của những bất công trong xã hội: “Sự sắp đặt quỷ quái gì mà có những kẻ ngốn đầy ứ đủ thứ, trong khi những ngư­ời khác có cái dạ dày quấy nhiễu như­ họ, có cái đói tái phát nh­ư họ, mà lại chẳng có gì để đút vào miệng”. Hắn hiểu rằng “trong thiên nhiên có các loài vật xâu xé nhau, trong xã hội có các giai cấp xâu xé nhau”. Như­ng Rameau lại rút ra kết luận muốn trở thành “một tên kẻ c­ướp sung s­ướng giữa những tên kẻ cư­ớp giàu có”, vì hắn lý luận rằng “ng­ười ta phỉ nhổ một kẻ lư­u manh tầm thư­ờng, nhưng không thể không cảm phục một tên đại gian đại ác”.


Rameau chính là hình ảnh lớp ngư­ời đang vật lộn trong xã hội lúc bấy giờ để tự khẳng định, nh­ưng cuộc đấu tranh của họ không vư­ợt ra ngoài khuôn khổ của chủ nghĩa cá nhân do đó rơi vào bế tắc.


(Trích Lời giới thiệu – Phùng Văn Tửu)

Nhận xét sản phẩm
Chưa có nhận xét gì về sản phẩm
Hãy đăng nhập để viết nhận xét cho sản phẩm